Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện

dịch vụ thành lập văn phòng đại diện

Bạn muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình và quyết định thành lập văn phòng đại diện.

Nhưng bạn không có nhiều thời gian cũng như không có kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục hành chính nên bạn đang muốn tìm một dịch vụ thành lập văn phòng đại diện thay mặt bạn thực hiện hoàn tất các thủ tục theo quy định.

Nhưng bạn muốn biết về các nội dung của dịch vụ này nhưng chưa tìm được nguồn thông tin tin cậy. Vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết này của Rong Ba Group nhé.

Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về nhu cầu thành lập văn phòng đại diện của minh có thực sự cần thiết hay không và điều kiện thành lập như thế nào; lợi ích từ dịch vụ tư vấn thành lập văn phòng đại diện thế nào…. nhé.

Văn phòng đại diện là gì

Chúng ta biết khi muốn thành lập doanh nghiệp hợp pháp thì tổ chức, cá nhân phải tiến hành thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, loại giấy chứng nhận mà nhiều người vẫn hay gọi là giấy phép thành lập công ty.

Nhưng đến khi bạn muốn mở rộng kinh doanh thì bạn muốn mọi người biết đến thương hiệu của mình rộng rãi hơn nên bạn có mong muốn thành lập văn phòng đại diện.

Cũng giống như ban đầu khi mới thành lập doanh nghiệp thì khi muốn thành lập văn phòng đại diện bạn cũng sẽ phải tiến hành các thủ tục để xin giấy chứng nhận đăng ký văn phòng đại diện hay có người còn gọi là giấy phép thành lập văn phòng đại diện.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 45 Luật Doanh nghiệp năm 2014 về chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Điều 45. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Doanh nghiệp có quyền lập văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính.

Như vậy, thành lập văn phòng đại diện là quyền của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền thành lập văn phòng đại diện ở trong nước hoặc là ở nước ngoài. Đồng thời doanh nghiệp cũng được phép thành lập một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương.

Mặt khác, Theo khoản 6 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (VPĐD) là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.

Như vậy, cả doanh nghiệp trong nước hay thương nhân nước ngoài đều có quyền thành lập văn phòng đại diện.

Theo đó, văn phòng đại diện được phân thành hai loại là văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong nước và văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Lý do khiến dịch vụ thành lập văn phòng đại diện được nhiều người sử dụng

Có thể nói, thành lập văn phòng đại diện sẽ đơn giản hơn so với thành lập công ty nhưng cũng vẫn phải tuân thủ các quy định pháp luật.

Các quy định pháp luật thì vô số và luôn biến đổi nên đòi hỏi sự nắm bắt kịp thời để áp dụng đúng pháp luật đang có hiệu lực.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết các quy định pháp luật. Nếu vậy thì sự tồn tại của các dịch vụ pháp lý sẽ không còn ý nghĩa nữa.

Theo đó, dịch vụ thành lập văn phòng đại diện chính là lựa chọn của rất nhiều các doanh nghiệp có nhu cầu thành lập văn phòng đại diện. Điều này xuất phát từ các lý do cụ thể như sau

Thứ nhất, không nắm rõ quy định pháp luật

Nhiều doanh nghiệp không thể nào nắm rõ được hết các quy định mà pháp luật ban hành đối với ngành nghề mà mình lựa chọn kinh doanh cũng như loại hình doanh nghiệp mà mình kinh doanh. Vì thế cho nên, họ không tự tin để thực hiện các thủ tục đó được đầy đủ và hợp pháp theo quy định.

Thứ hai, không có nhiều thời gian

Khi tiến hành thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp thì sẽ có nhiều công việc cần phải hoàn thành. Vì thế mà doanh nghiệp không muốn lãng phí nhiều thời gian và công sức để thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh này.

Lựa chọn tìm đến các dịch vụ sẽ là giải pháp hiệu quả nhất để doanh nghiệp có thể tiến hành các thủ tục một cách đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi nhất. Vừa có thể thành lập doanh nghiệp mà lại không tốn nhiều thời gian thì ai mà chẳng muốn.

Thứ ba, thủ tục hành chính nhiêu khê

Nhiều doanh nghiệp cũng muốn tự mình thực hiện các thủ tục đăng ký nhưng do các quy định pháp lý được ban hành quá nghiêm ngặt và quá khó để thực hiện nên mới phải chọn cách nhờ đến sự hỗ trợ của các công ty dịch vụ.

Bên cạnh đó thì thái độ làm việc quan liêu, bao cấp của các cán bộ tại cơ quan chức năng cũng là điều khiến cho doanh nghiệp thấy khó khăn khi phải tự mình thực hiện các công việc này.

Bởi quy định đã khó khăn mà các bộ không nhiệt tình hỗ trợ thì doanh nghiệp sẽ càng thêm bế tắc trong việc thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Vì thế, tốt nhất là lựa chọn sự hỗ trợ của các công ty dịch vụ để có thể yên tâm “kê cao gối mà ngủ”.

Thứ tư, chất lượng dịch vụ tốt

Một trong những lý do khiến nhiều người chọn dịch vụ tư vấn thành lập văn phòng đại diện là do dịch vụ này có chất lượng rất tốt.

Không chỉ là nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu luật pháp mà còn có sự nhiệt tình trong việc tư vấn thông tin để doanh nghiệp được rõ.

Đồng thời giá thành dịch vụ cũng rất ưu đãi để có thể thu hút nhiều doanh nghiệp lựa chọn đặt niềm tin vào dịch vụ này. Đây chính là ưu điểm mà dịch vụ phát huy rất tốt khi hỗ trợ doanh nghiệp.

Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện đem lại những lợi ích gì

Cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản và cần thiết

Việc thành lập yêu cầu sự minh bạch, hoàn hảo và đầy đủ về thủ tục hồ sơ đã đăng ký, như vậy mới có thể tránh tình trạng, thủ tục bị vướng mắc, không đầy đủ chi tiết, ảnh hưởng đến việc thành lập gây tổn thất cả về thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Việc sử dụng dịch vụ thành lập văn phòng đại diện sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề trên, đồng thời họ sẽ mang đến cho bạn những tư vấn hữu ích như cách thức đặt tên sao cho phù hợp và đúng quy định của doanh nghiệp, giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề thuế, hóa đơn…

Giúp tiết kiệm thời gian, công sức và hiệu quả

Với những người đang định thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp của mình nhưng lại không nắm rõ các quy định về thủ tục hành chính thì việc sớm đưa doanh nghiệp của mình đi vào hoạt động chính thức theo đúng pháp luật quả là một quá trình gian nan, vất vả, không những tốn công sức mà còn mất rất nhiều thời gian quý báu của bạn.

Quá trình hoàn thành các thủ tục pháp lý để thành lập doanh nghiệp vốn không hề đơn giản, nếu bạn không có kiến thức và kinh nghiệm  thì tốt nhất không nên liều lĩnh tự mình làm vì chỉ tốn thời gian nhiều hơn mà thôi.

Thay vào đó hãy thể hiện sự sáng suốt của mình bằng cách lựa chọn sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ này sẽ giúp bạn hoàn thành mọi thủ tục pháp lý từ đơn giản đến phức tạp nhất để thành lập văn phòng đại diện một cách hợp pháp, được pháp luật công nhận.

Dịch vụ này sẽ chịu trách nhiệm soạn và nộp hồ sơ để đăng ký giấy phép thành lập văn phòng đại diện và thực hiện các công việc liên quan tùy theo gói dịch vụ bạn lựa chọn.

Với dịch vụ này, công việc đăng ký, hoàn thành các thủ tục pháp lý để thành lập doanh nghiệp vốn tưởng chừng như phức tạp lại trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Điều kiện để văn phòng đại diện hoạt động hợp pháp

Theo quy định pháp luật hiện hành, khi muốn thành lập văn phòng đại diện công ty thì doanh nghiệp cần tuân thủ các điều kiện nhất định.

Tương ứng với các phân loại văn phòng đại diện ở trên thì điều kiện đối với doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện sẽ có sự khác nhau. Cụ thể

Điều kiện thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong nước

Khi thực hiện thủ tục mở văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong nước cần đáp ứng các điều kiện về ngành nghề kinh doanh của văn phòng đại diện; tên văn phòng; địa điểm thành lập văn phòng đại diện; điều kiện về quyết định thành lập văn phòng đại diện.

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh của văn phòng đại diện:

Vì văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh nên khi làm hồ sơ thành lập văn phòng đại diện, hồ sơ về việc thành lập văn phòng đại diện không được ghi ngành nghề kinh doanh mà phải ghi là “nội dung hoạt động”.

Điều kiện về tên của văn phòng đại diện:

Việc chọn tên cho văn phòng đại diện cũng chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản có liên quan.

Theo quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều 20 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, tên của văn phòng đại diện được quy định như sau:

Tên văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.Tên văn phòng đại diện phải được viết hoặc gắn tại trụ sở văn phòng đại diện.

Ngoài tên bằng tiếng Việt, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.

Phần tên riêng trong tên văn phòng đại diện của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

Điều kiện về địa điểm thành lập văn phòng đại diện:

Khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014 quy định không được sử dụng căn hộ chung cư, nhà tập thể vào mục đích không phải để ở.

Đồng thời, theo quy định tại Khoản 7 Điều 80 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở về xử lý chuyển tiếp đối với việc phát triển và quản lý nhà ở.

Trường hợp trong giấy tờ đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi sử dụng căn hộ chung cư làm địa điểm kinh doanh trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh này phải chuyển hoạt động kinh doanh sang địa điểm khác không phải là căn hộ chung cư trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (01/7/2016); cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh phải làm thủ tục điều chỉnh lại địa điểm kinh doanh ghi trong giấy tờ đăng ký kinh doanh đã cấp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sang địa điểm khác trong thời hạn quy định tại Khoản này; quá thời hạn quy định tại khoản này thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được kinh doanh tại căn hộ chung cư.”

Như vậy, địa chỉ trụ sở của văn phòng đại diện công ty không được là nhà tập thể, nhà chung cư (tương tự như trụ sở của công ty).

Điều kiện về quyết định thành lập văn phòng đại diện:

Trước khi thành lập văn phòng đại diện, các thành viên có thẩm quyền quyết định việc thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp phải tổ chức cuộc họp và thông qua quyết định đó.

Nghĩa là doanh nghiệp cần chuẩn bị quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập văn phòng đại diện;

Điều kiện khi mở văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

Theo quy định tại Điều 7 và Điều 14 Nghị định 07/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài được cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi đáp ứng các điều kiện sau:

Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;

Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;

dịch vụ thành lập văn phòng đại diện
dịch vụ thành lập văn phòng đại diện

Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).

Thương nhân nước ngoài dự định thành lập văn phòng đại diện không thuộc một trong các trường hợp sau:

Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi giấy phép thành lập văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 44 Nghị định 07/2016/NĐ-CP.

Việc thành lập Văn phòng đại diện bị hạn chế theo quy định của pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.

Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ đăng ký văn phòng đại diện của doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam

Doanh nghiệp Việt Nam muốn thành lập văn phòng đại diện công ty thì phải chuẩn bị hồ sơ gồm các tài liệu, giấy tờ sau đây

Thông báo về việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện (Phụ lục II-11, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập văn phòng đại diện;

Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện;

Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đứng đầu văn phòng đại diện.

Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-18, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT) đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

Hồ sơ đăng ký văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài ở Việt Nam

Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;

Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;

Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện;

Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;

Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện;

Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Văn bản bổ nhiệm, Báo cáo tài chính, bản sao hộ chiếu phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Ngoài ra, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thành lập văn phòng đại diện

Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt văn phòng đại diện sẽ cấp giấy chứng nhận thành lập văn phòng đại diện.

Đối với trường hợp thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền là Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện.

Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao cấp đối với những trường hợp Văn phòng đại diện đặt trụ sở trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trong trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản pháp luật chuyên ngành.

Tham khảo gói dịch vụ thành lập văn phòng đại diện

Thông thường, khi sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập văn phòng đại diện thì tùy theo từng đơn vị, từng gói dịch vụ mà quý khách lựa chọn mà nội dung tư vấn và giá sẽ không giống nhau. Thông thường trong gói dịch vụ mà các đơn vị pháp lý cung cấp thường gồm các nội dung sau

Tư vấn miễn phí các vấn đề trước khi thành lập văn phòng đại diện

Tư vấn lựa chọn mô hình các đơn vị phụ thuộc phù hợp với nhu cầu của công ty;

Tư vấn thủ tục tiến hành và các giấy tờ cần thiết để thành lập VPĐD

Tư vấn về mô hình tổ chức, quản lý của VPĐD

Tư vấn về Quyền và Nghĩa vụ của đơn vị mới thành lập;

Tư vấn về nghĩa vụ Thuế đối với Nhà nước của VPĐD

Tư vấn các nội dung khác có liên quan.

Soạn thảo nội dung hồ sơ thành lập:

Đại diện thực hiện các thủ tục:

Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký hoạt động VPĐD

Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp;

Nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động VPĐD tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;

Tiến hành nộp hồ sơ khắc dấu VPĐD

Nhận giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và dấu của VPĐD

Tiến hành thủ tục đăng ký Mã số Thuế (nếu có);

Nhận giấy Mã số thuế của Doanh nghiệp (nếu có);

Kết quả bàn giao cho khách hàng:

Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động của VPĐD (Bản gốc và bản sao);

Dấu tròn của VPĐD

Giấy chứng nhận đăng ký thuế (MST) (nếu có)

Tư vấn và cam kết sau thành lập:

Soạn thảo các Quyết định bổ nhiệm chức vụ trong đơn vị mới;

Cung cấp văn bản pháp luật có liên quan theo yêu cầu;

Tư vấn miễn phí trong thời hạn sau khi thành lập;

Quy trình thực hiện dịch vụ thành lập văn phòng đại diện

Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng

Bước đầu tiên cần có sự kết nối giữa đơn vị cung cấp dịch vụ với khách hàng. Khách hàng muốn sử dụng dịch vụ của một đơn vị nào thì có thể liên hệ với đơn vị đó qua Hotline hoặc đến trực tiếp văn phòng theo địa chỉ trên website hoặc trao đổi qua tổng đài tư vấn.

Vì các đơn vị cung cấp dịch vụ giấy phép thành lập văn phòng đại diện đều có các phương thức trên để tiếp cận và hỗ trợ khách hàng.

Bức 2. Tư vấn thành lập văn phòng đại diện phù hợp với yêu cầu của khách hàng

Ở bước này, có đơn vị sẽ tính cả phí tư vấn về những bước ban đầu để thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đa phần các đơn vị cung cấp dịch vụ đều tư vấn miễn phí về vấn đề này nhằm tạo sự gần gũi, tin tưởng ban đầu giữa hai bên và hướng đến ký kết hợp đồng dịch vụ.

Tại bước này, quý khách hàng sẽ được luật sư tư vấn về các vấn đề chuyên sâu chi tiết và giải đáp thắc mắc của khách hàng.

Bước 3. Ủy quyền cho luật sư thực hiện các thủ tục để thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp

Các đơn vị cung cấp dịch vụ chỉ có thể đại diện cho bạn thực hiện những thủ tục thành lập văn phòng đại diện khi bạn đã hoàn tất thủ tục ủy quyền cho họ.

Sau đó, họ sẽ thay mặt bạn soạn thảo hồ sơ dựa trên thông tin bạn đã cung cấp, nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng và xử lý hồ sơ theo yêu cầu và cuối cùng là nhận kết quả.

Bước 4. Bàn giao kết quả, hồ sơ tận nơi cho khách hàng

Khi thủ tục thành lập hoàn tất, đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ bàn giao kết quả cùng hồ sơ cho quý khách hàng, đồng thời hướng dẫn một số nội dung cần thực hiện sau khi thành lập.

Kinh nghiệm lựa chọn dịch vụ thành lập văn phòng đại diện chất lượng

Có rất nhiều người phung phí tiền của mình qua cửa sổ chỉ vì lựa chọn phải những đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập văn phòng đại diện kém chất lượng.

Để tránh những tiếc nuối trên, bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức hữu ích để lựa chọn được dịch vụ chất lượng, uy tín nhé.

Nếu bạn còn băn khoăn thì hãy tham khảo ngay những gợi ý dưới đây của chúng tôi nhé. Các tiêu chí lựa chọn dịch vụ tốt đó là

Về uy tín

Có rất nhiều nhầm lẫn giữa việc đơn vị thành lập càng lâu thì càng uy tín. Chúng tôi xin khẳng định lại đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Có nhiều đơn vị mới ra đời không lâu nhưng lại có uy tín trong ngành. Uy tin của một dịch vụ được thể hiện qua các dịch vụ mà họ đã cung cấp và được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng.

Thị trường ngày càng ghi nhận sự xuất hiện của nhiều dịch vụ hỗ trợ tư vấn thành lập doanh nghiệp. Chỉ cần gõ từ khóa “dịch vụ thành lập doanh nghiệp” thì sẽ có khoảng 5.040.000 kết quả  hiển thị trong vòng 0,55 giây. Con số này quá lớn để bạn có thể lựa chọn và tìm kiếm cho hợp lý.

Do đó, bạn cần dành thời gian tìm hiểu, ưu tiên đơn vị có kinh nghiệm. Bạn có thể tìm hiểu thông qua mạng internet, hoặc hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ, thông qua bạn bè hoặc đối tác làm ăn để tìm cho mình một đơn vị có dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của mình. Khi đó mới thực sự đạt được hiệu quả công việc tốt nhất, cùng cam kết bảo vệ lợi ích tối đa.

Về tính chuyên nghiệp

Như thế nào là một dịch vụ tư vấn thành lập văn phòng đại diện chuyên nghiệp? Đó là dịch vụ đó luôn biết cách để hỗ trợ và giúp bạn chính xác những công việc mà bạn đang cần.

Dịch vụ đó phải lên danh sách một cách chi tiết và đầy đủ nhất những gì bạn cần chuẩn bị, tránh tình trạng bổ sung thêm giấy tờ hay thông tin.

Như vậy sẽ mất nhiều thời gian. Không những thế thì dịch vụ này phải có các chuyên viên trình độ cao, có thâm niên trong nghề để đảm bảo giúp bạn xử lý các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Bạn hãy tham khảo phong cách phục vụ, quy trình làm việc của dịch vụ. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành bại của quá trình thành lập doanh nghiệp.

Đảm bảo xử lý thành công các vấn đề phát sinh nhanh chóng. Đó mới là dịch vụ uy tín và chất lượng mà bạn cần phải tìm kiếm.

Về chi phí thực hiện

Giá cả luôn có tác động đến việc có hay không nên sử dụng dịch vụ của khách hàng ở mọi lĩnh vực. Đánh vào tâm lý này, nhiều đơn vị đã chào giá hấp dẫn nhằm thu hút sự chú ý. Tuy nhiên, bạn nhất định đừng ham rẻ vì rất có thể giá trị đem lại không như mong muốn, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Bạn cần tỉnh táo để tìm cho mình một đơn vị phù hợp với mức kinh phí mình có thể bỏ ra, nhưng đồng thời cũng phải để ý đến vấn đề chất lượng và việc có phát sinh các chi phí khác hay không.

Nhiều đơn vị có thể báo giá rất thấp, chỉ mấy trăm nghìn để thành lập doanh nghiệp nhưng đến khi làm việc thì hời hợt hoặc phát sinh nhiều chi phí ngoài hợp đồng, khiến cho khách hàng không đạt được kết quả công việc như nhu cầu ban đầu.

Vì thế cho nên, để có thể đảm bảo là dịch vụ này giá rẻ thực sự thì ngoài việc nhìn vào bảng giá, bạn còn phải nhìn vào yếu tố chất lượng để có sự đánh giá khách quan nhất.

Về các dịch vụ kèm theo

Nếu bạn lựa chọn đơn vị chỉ có các dịch vụ riêng lẻ thì có thể bạn sẽ mất nhiều thời gian để tìm đơn vị tư vấn cho từng dịch vụ, gây gián đoạn công việc và họ cũng không nắm rõ được tình hình công ty bạn.

Về chế độ chăm sóc khách hàng

Nhiều đơn vị tư vấn thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp sau khi hoàn thành dịch vụ và thu tiền của khách thì bỏ bê và không tư vấn hỗ trợ gì thêm cho khách.

Nhưng nếu bạn là doanh nghiệp mới thành lập, có rất nhiều vấn đề còn chưa nắm rõ, do vậy trong quá trình hoạt động chắc chắn sẽ cần hỗ trợ và tư vấn nhiều.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thành lập văn phòng đại diện miễn phí nhé.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin