Dịch vụ làm giấy phép lao động

Xin giấy phép lao động là thủ tục phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề pháp lý chuyên môn. Vì vậy lựa chọn dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài là giải pháp tối ưu giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả.

Thế nhưng nên chọn dịch vụ làm giấy phép lao động ở đâu để đảm bảo an toàn, uy tín? Đây không chỉ còn là thắc mắc của một vài doanh nghiệp nữa. Vậy hãy cùng Luật Rong Ba đi tìm câu trả lời nhé!

Giấy phép lao động là gì

Giấy phép lao động là bằng chứng chứng tỏ người lao động nước ngoài đủ điều kiện làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Tên tiếng Anh là work permit, còn để phân biệt với các quốc gia khác thì dùng Vietnam Work Permit.

Đây là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp cho người lao động nước ngoài khi đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam.

Nghĩa là giấy phép lao động sẽ chứng minh rằng người được cấp phép được pháp luật Việt Nam bảo vệ theo luật lao động của Việt Nam cũng như quyền lợi hợp pháp của họ được bảo vệ chính đáng.

Lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động (gọi là lao động chui) sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam. Theo quy định hiện nay, giấy phép lao động chỉ có giá trị cao nhất là 2 năm.

Trước khi giấy phép lao động hết hạn, người có tên trên giấy phép lao động phải xin gia hạn giấy phép lao động nếu muốn tiếp tục làm việc, hoặc trả giấy phép lao động hết hạn cho bên sử dụng lao động người nước ngoài, sau đó, trả giấy phép lao động này về cho cơ quan cấp.

Trên giấy phép lao động ghi những gì

Để cụ thể hóa, vui lòng xem Mẫu giấy phép lao động, tuy nhiên có những điểm chính cần lưu ý:

Họ tên của người lao động nước ngoài (LĐNN)

Ngày tháng năm sinh

Quốc tịch và số hộ chiếu

Trình độ chuyên môn

Cơ quan mà LĐNN đang làm việc

Vị trí công việc (chức vụ)

Thời hạn giấy phép: tối đa 2 năm

Kích thước giấy phép: giống như tờ A4

Những đối tượng nào được cấp giấy phép lao động

Pháp luật Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực trong nước. Do đó, không phải người nước ngoài nào cũng được vào Việt Nam làm việc và được cấp GPLĐ.

Chỉ đối với các chức danh, vị trí công việc mà người Việt Nam không đảm nhận được mới được sử dụng lao động nước ngoài để thay thế.

Căn cứ khoản 1 Điều 152 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Nhà nước chỉ cấp giấy phép lao động cho 04 vị trí, chức danh công việc sau đây:

Nhà quản lý doanh nghiệp

Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.

Căn cứ khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp thì người quản lý doanh nghiệp gồm những đối tượng sau:

Chủ doanh nghiệp tư nhân.

Thành viên hợp danh.

Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên.

Chủ tịch công ty.

Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Giám đốc điều hành

Giám đốc điều hành (CEO) là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp chỉ có một giám đốc điều hành duy nhất, là người quyết định mọi vấn đề hoạt động của công ty. Các giám đốc phòng ban hoặc bộ phận trong doanh nghiệp không phải là giám đốc điều hành và không được cấp giấy phép lao động.

Chuyên gia

Chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;

Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;

Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Lao động kỹ thuật

Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo;

Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

dịch vụ làm giấy phép lao động
dịch vụ làm giấy phép lao động

Thủ tục và hồ sơ xin cấp giấy phép lao động Việt Nam theo quy định mới nhất.

Bước 1. Doanh nghiệp, tổ chức xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài.

Trong bước này doanh nghiệp nộp trực tiếp hoặc trực tuyến để được xét duyệt theo quy định.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Những hồ sơ người nước ngoài và doanh nghiệp cần chuẩn bị bao gồm:

Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế.

Lý lịch tư pháp hoặc Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài có giá trị trong thời hạn 06 tháng, tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

Đối với một số nghề, công việc, văn bản xác nhận trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây:

a) Giấy công nhận là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

b) Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài;

c) Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài;

d) Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.

Bản sao chứng thực văn bảnviệc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài do Cơ quan quản lý lao động cấp. 

02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.

Các giấy tờ quy định tại mục 2, mục 3 và mục 4 Điều này là 01 bản chính hoặc 01 bản sao; nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật và dịch ra tiếng Việt, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:

a) Đối với người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng;

b) Đối với người lao động nước ngoài Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, dạy nghề và y tế phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

c) Đối với người lao động nước ngoài là Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng này phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm;

d) Đối với người lao động nước ngoài chào bán dịch vụ phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;

đ) Đối với người lao động nước ngoài Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải có giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

e) Đối với người lao động nước ngoài Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại; phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;

g) Đối với người lao động nước ngoài Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật mà tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đó.

Các giấy tờ theo quy định này là 01 bản chính hoặc 01 bản sao, nếu của nước ngoài thì hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam 

Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động ở đâu

Nếu đơn vị sử dụng lao động Nộp hồ sơ qua mạng, thời hạn trả kết quả là 05 ngày. Cơ quan chấp thuận sẽ cấp Giấy phép lao động nếu hồ sơ hợp lệ hoặc ra thông báo chỉnh sửa hồ sơ nếu có sai sót.

Sau khi nhận được Giấy phép lao động qua thư điện tử, người sử dụng lao động sẽ nộp bản gốc hồ sơ cho cơ quan cấp phép và nhận bản gốc giấy phép lao động. 

Trường hợp công ty nằm trong khu công nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh (thành phố) nơi doanh nghiệp có trụ sở

Trường hợp doanh nghiệp có trụ sở thông thường nộp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh (thành phố).

Các trường hợp tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, hiệp hội ……theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH thì nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Cục việc làm – Bộ lao động – Thương binh và xã hội.

Thời gian xin cấp giấy pháp lao động là bao lâu

Thời gian xin cấp giấy phép lao động là 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ nếu là nộp trực tiếp

Dịch vụ xin cấp giấy phép lao động được cấp bởi công ty Luật Rong Ba, nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với công ty để được thông tin chi tiết. Mong nhận được sự hợp tác

Các dịch vụ làm giấy phép lao động tại Luật Rong Ba

Dịch vụ làm giấy phép lao động triển khai ở khắp các tỉnh thành. Hiện chúng tôi đã và đang hỗ trợ các dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài sau đây:

Dịch vụ xin cấp mới giấy phép lao động

Dịch vụ xin cấp lại giấy phép lao động

Dịch vụ gia hạn giấy phép lao động

Dịch vụ xin xác nhận người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động hay dịch vụ xin miễn giấy phép lao động

Và trong mỗi loại dịch vụ trên thì lại có những đối tượng, những trường hợp nhất định, những hình thức khác nhau, chẳng hạn:

Dịch vụ làm giấy phép lao động mới cho giáo viên, cho lao động kỹ thuật, nhà quản lý….

Dịch vụ cấp lại giấy phép lao động khi bị mất, bị hỏng, thay đổi địa chỉ…

Dịch vụ giấy phép lao động theo hình thức điều chuyển nội bộ trong doanh nghiệp hay theo hình thức hợp đồng….

Lợi ích khi sử dụng Dịch vụ làm giấy phép lao động tại Luật Rong Ba

Hơn 13 năm làm dịch vụ giấy phép lao động, Luật Rong Ba cam kế:

Tư vấn miễn phí thành phần hồ sơ, quy trình thực hiện thủ tục làm giấy phép lao động.

Xử lý trọn gói từ A-Z hồ sơ làm giấy phép lao động, giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc của khách hàng, nhanh chóng xử lý các tình huống phát sinh.

Biết trước khả năng đậu hay rớt của hồ sơ vì chuyên gia làm giấy phép lao động của chúng tôi đã có kinh nghiệm nhiều năm, chỉ cần “test” hồ sơ là có thể dự đoán kết quả.

Hạn chế rủi ro, chắc chắn tỷ lệ có được giấy phép lao động cao.

Rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, thực hiện thủ tục, vì chuyên gia của chúng tôi luôn bắt đúng kệnh, kê đúng thuốc cho từng trường hợp làm giấy phép lao động.

Hạn chế tối đa chi phí phát sinh và chi phí được báo ngay từ đầu, nên bạn sẽ kiểm soát được nguồn tài chính của mình.

Cấp giấy phép lao động thật 100%

Nhận kết quả giấy phép lao động đúng hẹn

Tư vấn các thủ tục khác (thẻ tạm trú, gia hạn visa, xuất nhập cảnh, hợp pháp hoá lãnh sự, làm giấy phép lái xe,…) bên cạnh việc hỗ trợ làm giấy phép lao động.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về dịch vụ làm giấy phép lao động. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành đăng ký giấy phép lao động, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin