Dịch vụ hải quan trọn gói tại Thừa Thiên Huế

Doanh nghiệp muốn nhập khẩu hàng hoá qua cửa khẩu, biên giới quốc gia cần phải thực hiện quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với nhiều người mới học hoặc mới bắt đầu tìm hiểu về xuất nhập khẩu còn gặp nhiều vướng mắc về hồ sơ, thủ tục nhập khẩu để thông quan hàng hoá Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm du lịch, kinh kế của quốc gia, đồng thời hoạt động xuất nhập khẩu cũng được đẩy mạnh. Để tìm hiểu dịch vụ hải quan trọn gói tại Thừa Thiên Huế, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Rong Ba

Tổng quan về tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế (còn được viết là Thừa Thiên – Huế) là một tỉnh ven biển nằm ở cực nam của vùng Bắc Trung Bộ, miền Trung, Việt Nam.

Năm 2018, Thừa Thiên Huế là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 36 về số dân, xếp thứ 39 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 42 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 52 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.163.500 người dân, GRDP đạt 47.428 tỉ Đồng (tương ứng với 2,0600 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 40,76 triệu đồng (tương ứng với 1.770 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,08%.

Diện tích của tỉnh là 4.902,4 km², dân số tính đến năm 2020 là 1.133.700 người. Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế từng là kinh đô Phú Xuân thời kỳ cận đại của Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1945 dưới triều Nguyễn.

Thừa Thiên Huế là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền trung. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp (năm 2008, tỷ trọng ngành Công nghiệp – Xây dựng chiếm 36,5%, ngành dịch vụ 45,3%, ngành nông nghiệp giảm còn 18,2%).

Thu ngân sách tăng bình quân đạt 18,3%/năm. Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP đạt trên 12%, xếp thứ 20/63 tỉnh, thành cả Việt Nam. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành dẫn đầu toàn quốc.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh từ vị thứ 15 (năm 2007) đã vươn lên đứng thứ 10 toàn quốc trong năm 2008. Quy mô doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhỏ, và siêu nhỏ. Ngân sách đạt thấp, thu ngân sách chưa bền vững, đến nay chưa cân đối được ngân sách, hằng năm ngân sách nhà nước phải bù vào ngân sách địa phương khoảng 1.500 (tỷ đồng).

Thừa Thiên Huế quan tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá. Thành phố Huế vừa mang dáng dấp hiện đại, vừa mang nét đẹp cổ kính với di sản văn hoá thế giới, đóng vai trò hạt nhân đô thị hoá lan toả và kết nối với các đô thị vệ tinh. Môi trường thu hút đầu tư lành mạnh và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư có năng lực. Hạ tầng giao thông ngày càng hiện đại, chống được chia cắt vùng miền, tạo ra động lực phát triển giữa nông thôn và thành thị.

Năng lực sản xuất mới hình thành và mở ra tương lai gần sẽ có bước tăng trưởng đột phá: phía Bắc có các khu công nghiệp Phong Điền, Tứ Hạ, xi măng Đồng Lâm; phía Nam có khu công nghiệp Phú Bài, Khu Kinh tế – Đô thị Chân Mây – Lăng Cô sôi động; phía Tây đã hình thành mạng lưới công nghiệp thuỷ điện Tả Trạch, Hương Điền, Bình Điền, A Lưới, xi măng Nam Đông; phía Đông phát triển mạnh khai thác và nuôi trồng thuỷ sản và Khu kinh tế tổng hợp Tam Giang – Cầu Hai.

Xuất nhập khẩu là gì?

Xuất nhập khẩu là hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa và dịch vụ được thực hiện của các chính phủ, tổ chức, cá nhân hay các chủ thể nói chung diễn ra giữa hai hay nhiều quốc gia khác nhau (tiếng Anh gọi là import – export). Sự trao đổi đó phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về quan hệ kinh tế giữa người sản xuất và tiêu dùng, sự chuyên môn hóa trong sản xuất hay đặc thù nguồn gốc, số lượng hàng hóa dịch vụ theo vị trí địa lý.

Các khái niệm phổ biến trong ngành xuất nhập khẩu

Là một lĩnh vực cực kỳ rộng lớn, các bên tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc quốc tế trong mua bán hàng hoá. Chính vì thế, xuất nhập khẩu là ngành nghề có tính đặc thù cao và rất nhiều khái niệm chuyên ngành. 

Ngoài khái niệm xuất khẩu và nhập khẩu, bạn cần nắm rõ các thuật ngữ chuyên ngành sau:

Incoterms:

Incoterms là viết tắt của cụm từ International Commerce Tems. Đây là bộ các quy tắc thương mại quốc tế, nội dung của bộ quy tắc này là những quy định của các bên trong hoạt động giao thương hàng hoá quốc tế.

Xuất khẩu tại chỗ:

Xuất khẩu tại chỗ là hình thức mà các lô hàng được doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam và bán cho thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên hàng được giao cho một đơn vị khác tại Việt Nam theo sự chỉ định trước của thương nhân nước ngoài. 

UCP:

UCP là viết tắt của cụm từ “The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits”. Đây là quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ.

Ngoài ra còn vô số thuật ngữ và khái niệm khác mà bạn cần nắm rõ để có thể làm việc trong mảng xuất nhập khẩu. Tuỳ vào vị trí công việc của bạn thì sẽ có những khái niệm riêng.

Công việc của một nhân viên xuất nhập khẩu

Nhân viên xuất nhập khẩu chính là cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau. Họ sẽ đảm đương quy trình để các lô hàng có thể lưu thông nhanh chóng, đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hoá toàn cầu. Ngành xuất nhập khẩu bao gồm các vị trí công việc cơ bản như:

Nhân viên mua hàng.

Nhân viên chứng từ.

Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu.

Nhân viên hiện trường.

Nhân viên phòng thanh toán quốc tế tại ngân hàng.

Công việc của nhân viên xuất nhập khẩu là:

Làm việc trực tiếp với khách hàng, đó là những giao dịch, đám phán, ký kết hợp đồng sau khi đạt được thoả thuận chung giữa các bên.

Tiếp nhận các đơn đặt hàng từ doanh nghiệp. Hoàn tất thủ tục cùng những chứng từ liên quan đến lô hàng để dễ dàng thông quan.

Lựa chọn và cân nhắc các hình thức vận chuyển phù hợp để đáp ứng nhu cầu vận chuyển của khách hàng.

Nhận thanh toán tiền cho lô hàng bằng các phương thức khác nhau. 

Hoàn thành quá trình thông quan, sắp xếp vấn đề kho bãi để bảo quản hàng hoá.

Quản lý các đơn hàng, tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường của công ty,…

Nhìn chung, tuỳ vào từng bộ phận, nhân viên xuất nhập khẩu sẽ đảm đương những trách nhiệm khác nhau. Tuy nhiên, để hoàn thành tốt công việc của mình, bạn vẫn sẽ phải hiểu cơ bản toàn bộ chu trình của ngành này.

Khai báo hải quan nhập khẩu trong dịch vụ hải quan trọn gói tại Thừa Thiên Huế

Trước khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu, người mua hàng cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ hải quan và nộp cho cơ quan có thẩm quyền trước khi hàng hoá về đến cửa khẩu hoặc nộp trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng đến cửa khẩu.

Hồ sơ hải quan bao gồm:

1) Tờ khai hải quan danh cho hàng nhập khẩu gồm 2 bản chính. Tờ khai hải quan chỉ có giá trị tong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng ký.

2) Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 1 bản sao.

3) Hoá đơn thương mại: 1 bản chính và 1 bản sao.

4) Vận tải đơn: 1 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các bản vận tải đơn cs ghi chữ copy.

Tuỳ từng trường hợp, nhà nhập khẩu cần bổ sung các hồ sơ:

Trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc không đóng gói đồng nhất: Bổ sung bản kê chi tiết hàng hoá: 1 bản chính và 1 bản sao.

Trường hợp hàng hoá nhập khẩu thuộc diện buộc phải kiểm tra về chất lượng theo quy định của nhà nước: Giấy đăng ký kiểm tra về chất lượng hàng hoá hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra về chất lượng do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp: 1 bản chính.

Trường hợp hàng hoá được giải phòng hàng trên cơ sở kết quả giám định: Chứng thư giám định: 1 bản chính.

Trường hợp hàng thuộc diện phải khai tờ khai trị giá: Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu: 1 bản chính.

Trường hợp hàng phải có giấy phép nhập khẩu: Giấy phép nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền: 1 bản chính.

Trường hợp chủ hàng yêu cầu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (Hàng nhập khẩu có FOB không vượt qua 200 USD): Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá C/O: 1 bản gốc và 1 bản sao thứ 3.

Các chứng từ khác theo quy định pháp luật: 1 bản chính.

Ngoài các hồ sơ trên, nhà nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan hải quan các giấy tờ liên quan đến cá nhân, doanh nghiệp như:

1) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận mã số thuế.

2) Giấy giới thiệu của cơ quan

3) Thẻ làm thủ tục hải quan

Nếu doanh nghiệp không hiểu rõ các thủ tục khai báo hải quan này, chủ doanh nghiệp có thể thuê các đại lý hải quan làm hộ và cả hai cùng chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin khai báo.

Hiện nay hồ sơ khai báo có thể là hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử.

dịch vụ hải quan trọn gói tại Thừa Thiên Huế
dịch vụ hải quan trọn gói tại Thừa Thiên Huế

Xuất trình hàng hoá

Sau khi hoàn thành thủ tục khai báo hải quan cho lô hàng nhập khẩu, nhà nhập khẩu đợi hàng về đến cửa khẩu và xuất trình cho hải quan kiểm tra.

Cơ quan tại ga, cảng sẽ kiểm tra niêm phong kẹp chì của hàng hoá trước khi dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải. Sau đó, cơ quan hải quan sẽ làm việc với hàng hoá nhằm kiểm tra và xem xét đủ điều kiện thông quan đối với hàng hoá.

Hiện nay, khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được chia làm 3 mức ứng với 3 luồng. Sau khi thông tin của hồ sơ hải quan được nhập vào máy tính, thông tin sẽ được tự động xử lý theo chương trình quản lý rủi ro của Hải quan và đưa ra mức độ kiểm tra.

Mức (1) = luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.

Mức (2) = luồng vàng: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.

Mức (3) = luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra chi tiết hàng hoá.

Luồng đổ có 3 mức kiểm tra thực tế khác nhau:

Kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hoá

Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có vi pham thì kiểm tra cho đến khi đưa ra kết luận về lô hàng đó.

Kiểm tra thực tế tới 5% lô hàng còn nếu thấy vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi đưa ra kết luận về mức độ vi phạm của lô hàng đó.

Thực hiện các quyết đinh của hải quan trong dịch vụ hải quan trọn gói tại Thừa Thiên Huế

Trước khi hoàn tất các thủ tục hải quan nhập khẩu, chủ hàng phải nộp đủ các lệ phí cho cơ quan hải quan. Khi có quyết định về thông quan hàng hoá nhập khẩu, nhà nhập khẩu phải nộp đủ các thuế nhập khẩu và vận chuyển hàng hoá về cơ sở của doanh nghiệp.

Ngoài ra, sau khi hàng được thông quan, cơ quan hải quan có quyền kiểm tra lại hàng hoá đó trong vòng 5 năm kể từ khi ngày thông quan.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về dịch vụ hải quan trọn gói tại Thừa Thiên Huế. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình dịch vụ hải quan trọn gói tại Thừa Thiên Huế và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin