Dịch vụ hải quan trọn gói tại Phú Yên

Dịch vụ hải quan trọn gói tại Phú Yên có rất nhiều lợi ích đem lại cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan. Để hiểu rõ hơn về dịch vụ hải quan trọn gói tại Phú Yên, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Rong Ba

Tổng quan về tỉnh Phú Yên

Phú Yên là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam.Trụ sở UBND Năm 2018, Phú Yên là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 45 về số dân, xếp thứ 43 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 30 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 25 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 961,1 nghìn dân[3], GRDP đạt 36.352 tỉ Đồng (tương ứng với 1,5790 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 39,97 triệu đồng (tương ứng với 1.736 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,3%

Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,94%, trong đó: khu vực Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,26%; Công nghiệp và xây dựng tăng 18,73%; dịch vụ tăng 5,72%. Tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh năm 2019 là 6.993 tỷ đồng, vượt 27,1% dự toán tỉnh giao, tăng gấp 1,5 lần so năm 2018.

Trong đó: Thu nội địa 6.414 tỷ đồng, vượt 18,2% dự toán, tăng 42% so năm trước; thu thuế xuất nhập khẩu 578,8 tỷ đồng, gấp 8 lần dự toán (do nhập khẩu thiết bị để triển khai các dự án điện mặt trời).

Trong đó, khối tỉnh thực hiện thu 4.821 tỷ đồng (vượt 26,1% dự toán tỉnh và tăng 68% so với năm 2018), khối huyện thực hiện thu 2.171 tỷ đồng (vượt 29,4% dự toán, tăng 27,4% so với cùng kỳ); có 9/9 huyện, thị xã, thành phố thu đạt và vượt dự toán giao, đặc biệt huyện Phú Hòa thu vượt 92,7%, thị xã Sông Cầu thu vượt 136,1%.

Tổng chi ngân sách địa phương năm 2019 là 9.231 tỷ đồng, bằng 85,1% dự toán chi điều hành, tăng 14,4% so với năm 2018. Nhìn chung, các lĩnh vực chi đều đảm bảo theo dự toán giao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chi, đảm bảo đúng mục đích, đúng nội dung, có hiệu quả, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh của tỉnh.

Nên tự làm hay thuê dịch vụ hải quan trọn gói tại Phú Yên?

Thuê ngoài hay tự làm thủ tục thông quan đều có mặt tích cực. Trong một số trường hợp thì có lẽ bạn cũng không cần thuê dịch vụ ngoài, chẳng hạn:

Công ty bạn chưa có ai biết làm, nhưng đang rất muốn tự làm để học hỏi (sau sẽ tự làm luôn). Trường hợp này thường xảy ra với những doanh nghiệp mới xuất nhập khẩu lần đầu, chủ doanh nghiệp muốn học hỏi, và sẵn sàng trả “học phí” để làm quen.

Công ty bạn có nhân viên đã quen với việc khai báo hải quan, và làm thủ tục thông quan cho hàng hóa. Thực tế thì nhiều công ty còn có nguyên cả 1 bộ phận chuyên trách, đương nhiên nên tự làm cho chủ động, và (có thể) tiết kiệm chi phí.

Việc thuê đơn vị dịch vụ có một số lợi ích dễ thấy là:

Họ có nhiều kinh nghiệm hơn, và (thường) chuyên nghiệp hơn, vì họ va chạm và làm thủ tục hàng ngày, có khi 1 ngày làm nhiều tờ khai hải quan. Trừ khi công ty bạn có lượng hàng xuất nhập khẩu thường xuyên, ít nhất phải là hàng tháng, thì bạn mới quen và ít mắc sai sót khi khai báo, và cập nhật kịp những quy định mới liên quan và cần thiết cho việc khai báo và làm thủ tục hải quan.

Bạn có thể tiết kiệm chi phí hơn phương án phải “nuôi” một bộ phận (ít nhất là 1 người) để khai báo hải quan, khi không có nhiều lô hàng để phải làm thủ tục hàng ngày.

Khi dùng dịch vụ, bạn có thể nhờ đơn vị dịch vụ tư vấn và cập nhậtthêm những mảng khác liên quan: vận chuyển, giấy phép, kiểm tra chuyên ngành… Thường thì đây cũng là dịch vụ kèm theo, có ích cho chủ hàng trong việc chuẩn bị phù hợp khi làm thủ tục thông quan.

khi bạn muốn hỏi báo giá thì nên chuẩn bị trước những thông tin cần thiết và cho người làm dịch vụ biết:

Tên hàng, hoặc ít nhất cũng là nhóm mặt hàng, ví dụ: máy móc thiết bị, mỹ phẩm, thức ăn chăn nuôi…

Lượng hàng dự kiến, chẳng hạn: 1,5 tấn (hàng lẻ đóng ghép container – LCL), hay 2×20’ (hàng nguyên container – FCL). Trường hợp lượng hàng nhiều (vd: vài trăm nghìn tấn), tôi sẽ biết ngay là nhiều khả năng bạn cần phương án vận chuyển bằng tàu hàng rời (hàng xá), thì có thể sẽ nói rõ luôn để đỡ mất thời gian của cả 2 bên.

Hàng qua cửa khẩu nào, chẳng hạn: cảng Sài Gòn, cảng Hải Phòng, biên giới Lạng Sơn… Sở trường của các công ty có thể khác nhau, và cũng ít công ty nào có thể chuyên làm ở tất cả các cửa khẩu trên toàn quốc. Chẳng hạn như bên tôi chỉ chuyên làm đường biển, nên nếu bạn hỏi thủ tục cho hàng qua biên giới đường bộ là tôi có thể khéo léo từ chối luôn rồi.

Địa điểm đóng/dỡ hàng tại Việt Nam, nếu cần thêm dịch vụ vận tải đường bộ thì cung cấp thông tin này để hỏi luôn chi phí trọn gói cho tiện.

Thông tin khác nếu có (mã HS, giấy phép nhập khẩu, kiểm tra chất lượng…): những thông tin này không nhất thiết phải có, nhưng nếu bạn biết thì sẽ giúp cho người làm dịch vụ ước tính chi phí đầy đủ, và như vậy báo giá cũng tin cậy hơn.

Quy trình thực hiện dịch vụ hải quan trọn gói tại Phú Yên

Bước 1: Hỗ trợ mua và cài đặt chữ ký số (công cụ để khai báo hải quan điện tử) đối với doanh nghiệp mới

Bước 2 :Kiểm tra trước các vấn đề liên quan đến hàng hóa như mã HS CODE, thuế nhập khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi nếu có C/O (nếu có), giấy phép nhập khẩu chuyên ngành (nếu có), dự kiến phân luồng hải quan (xanh/vàng/đỏ), dự kiến khả năng kiểm hóa (nếu có),…. và các tình huống có thể xảy ra cũng như cách xử lý để giảm thiểu rủi ro khi thực hiện khai báo và làm thủ tục hải quan

Bước 3: Kiểm tra lại bộ chứng từ cho chính xác, truyền khai thử hải quan điện tử và gửi cho khách hàng, kiểm tra lại trước khi truyền khai chính thức

Bước 4:Khai báo hải quan điện tử chính thức, thông báo kết quả phân luồng

Bước 5: Đội hiện trường làm các thủ tục để thông quan tờ khai

Bước 6:Thống báo kế hoạch và giao hàng nguyên cont, nguyên chì đến tận kho của khách hàng

Bước 7:Xuất hóa đơn giá trị gia tăng, bàn giao các chứng từ hóa đơn liên quan trực tiếp lô hàng.

Hướng dẫn khai báo hải quan trong doanh nghiệp tư nhân

Đăng ký phần mềm khai báo

Để có thể thực hiện thủ tục khai báo hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, doanh nghiệp phải thực hiện qua hệ thống hải quan điện tử (VNACCS) theo hướng dẫn sau:

– Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành đăng ký chữ ký số và đăng ký tài khoản sử dụng trên hệ thống VNACCS.

– Bước 2: Doanh nghiệp tải về và cài đặt phần mềm hỗ trợ khai báo hải quan TẠI ĐÂY.

doanh nghiệp cũng có thể sử dụng phần mềm khác đã được cơ quan hải quan xác nhận tương thích với hệ thống và phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ của cơ quan hải quan.

– Bước 3: Sau khi hoàn thành các bước cài đặt và đăng ký ban đầu nêu trên, doanh nghiệp đã có thể sử dụng phần mềm để thực hiện khai báo hải quan và truyền dữ liệu thông tin khai báo hải quan đến Hệ thống VNACCS.

dịch vụ hải quan trọn gói tại Phú Yên
dịch vụ hải quan trọn gói tại Phú Yên

Thủ tục khai báo hải quan

Khái quát

Khi phát sinh nghiệp vụ xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp sử dụng phần mềm để khai báo thông tin hải quan, đính kèm các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan tương ứng với nghiệp vụ đó và đăng ký Tờ khai với cơ quan hải quan có thẩm quyền.

Tờ khai đã đăng ký thành công được Hệ thống VNACCS xử lý theo cơ chế tự động phân luồng và thông báo về kết quả phân luồng với một trong 03 phân luồng dưới đây:

– Phân luồng Xanh: đây là luồng được xử lý nhanh chóng nhất. Hệ thống VNACCS sẽ tự động xử lý cho phép thông quan, mà không đòi hỏi cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan hay kiểm tra thực tế hàng hóa.

– Phân luồng Vàng: cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan của doanh nghiệp để quyết định có được thông quan hay không; hoặc, chuyển sang phân luồng đỏ.

– Phân luồng Đỏ: đây là luồng mất nhiều thời gian xử lý nhất. Ngoài việc tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan như phân luồng vàng, cơ quan hải quan cũng sẽ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa của doanh nghiệp, để quyết định cho phép thông quan hay không.

Lưu ý: Tuy có sự phân luồng như trên nhưng trên thực tế, không có phân luồng nào là tuyệt đối. Dù phân luồng Xanh thường xảy ra đối với Tờ khai của các doanh nghiệp ưu tiên, nhưng cơ quan hải quan vẫn có quyền kiểm tra ngẫu nhiên hồ sơ hải quan của doanh nghiệp. Tương tự, Tờ khai thuộc phân luồng Vàng có thể bị chuyển sang phân luồng Đỏ và ngược lại.

Do đó, khi đã đăng ký Tờ khai thành công, doanh nghiệp phải theo dõi các thông báo trên phần mềm từ cơ quan hải quan để phối hợp thực hiện các công việc kịp thời, đúng quy định.

Việc khai báo thông tin hải quan đối với từng nghiệp vụ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có sự khác biệt về mặt thao tác, mà chỉ khác nhau ở thông tin điền vào các chỉ tiêu trên màn hình nhập liệu của Tờ khai đó.

Các bước khai báo cụ thể

– Bước 1: Mở Tờ khai hải quan điện tử

Doanh nghiệp điền đầy đủ, chính xác thông tin vào các chỉ tiêu trên giao diện nhập thông tin của Tờ khai và đảm bảo tuân thủ nguyên tắc khai hải quan.

– Bước 2: Khai báo chi tiết

Doanh nghiệp điền đúng mã vào các chỉ tiêu thông tin dạng mã (đặc biệt lưu ý đối với mã loại hình xuất, nhập khẩu và mã cơ quan hải quan giải quyết thủ tục) để tránh việc phải khai bổ sung hồ sơ hải quan hoặc hủy tờ khai hải quan do điền sai ở các chỉ tiêu không được khai bổ sung.

Doanh nghiệp theo dõi và sử dụng Bảng mã chuẩn của Hệ thống VNACCS mà Tổng cục Hải quan Việt Nam công bố.

– Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ

Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hải quan tương ứng với nghiệp vụ xuất, nhập khẩu đang thực hiện. Scan các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, ký số vào các tập tin để đính kèm theo Tờ khai sẽ đăng ký.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng lưu ý phải thực hiện việc lưu trữ hồ sơ hải quan nhằm đảm bảo công tác kiểm tra hải quan.

– Bước 4: Đăng ký tờ khai

Doanh nghiệp tiến hành đăng ký Tờ khai hải quan điện tử đã mở.

Sau đó, theo dõi nhận kết quả đăng ký Tờ khai và kết quả phân luồng của Tờ khai đó. Thực hiện theo các thông báo từ cơ quan hải quan nếu có, và chuẩn bị cho việc kiểm tra thực tế hàng hóa nếu rơi vào phân luồng Đỏ.

– Bước 5: Theo dõi hồ sơ

Doanh nghiệp theo dõi và nhận các thông báo về thuế, lệ phí phải nộp từ cơ quan hải quan, thông qua phần mềm hỗ trợ khai báo.

Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế) và lệ phí hải quan trước khi được thông quan hàng hóa, trừ các trường hợp sử dụng bảo lãnh nộp thuế.

Cuối cùng, doanh nghiệp nhận các thông báo về quyết định cho phép thông quan hàng hóa của cơ quan hải quan, thông qua phần mềm hỗ trợ khai báo.

Thời hạn khai báo

Tờ khai chỉ có giá trị làm thủ tục khai báo hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký. Vì vậy, doanh nghiệp cần đảm bảo hoàn tất thủ tục khai báo hải quan trong thời hạn như sau:

– Đối với hàng hóa xuất khẩu: nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm mà doanh nghiệp thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;

– Đối với hàng hóa nhập khẩu: nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.

Quá trình giải quyết cho phép thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhanh hay chậm là tùy vào trường hợp hàng hóa cụ thể và mức độ chuẩn xác khi khai báo của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số nghiệp vụ của cơ quan hải quan được giới hạn thời gian giải quyết như sau:

– Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ hải quan: không quá 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan.

– Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa: không quá 08 giờ làm việc kể từ thời điểm doanh nghiệp xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan.

Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về dịch vụ hải quan trọn gói tại Phú Yên. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu dịch vụ hải quan trọn gói tại Phú Yên và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin