Dịch vụ hải quan trọn gói tại Đồng Tháp

Xuất nhập khẩu hàng hóa luôn gắn liền với các thủ tục xuất – nhập một lô hàng. Với mỗi loại hình khác nhau như sản xuất xuất khẩu, đầu tư, nhập gia công, tạm nhập tái xuất,… các thủ tục nhập khẩu hàng hóa sẽ phức tạp khác nhau. Vì vậy, việc làm thủ tục thông quan hàng hóa đối với mỗi hình thức được thực hiện khác nhau. Thông thường, một số doanh nghiệp có thể tự thực hiện khai báo hải quan hoặc có thể thuê một đơn vị khai báo hải quan uy tín, chuyên nghiệp để làm công việc này. Trong bài viết dưới đây, Luật Rong Ba sẽ giới thiệu cho bạn về dịch vụ hải quan trọn gói tại Đồng Tháp

Thủ tục hải quan là gì?

Theo Luật Hải quan năm 2014:

Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu gồm các bước sau đây:

Kiểm tra chính sách mặt hàng, chính sách thuế.

Chuẩn bị chứng từ.

Khai tờ khai hải quan.

Làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại chi cục hải quan.

Thông quan và thanh lý tờ khai.

CÁC CÔNG VIỆC CỤ THỂ DỊCH VỤ LÀM DỊCH VỤ HẢI QUAN TRỌN GÓI TẠI ĐỒNG THÁP

Lập bộ hồ sơ thủ tục khai hải quan hoàn chỉnh
Tiến hành đăng ký Hải Quan và áp mã số thuế Hải Quan
Thu xếp để kiểm hóa hàng hoặc đăng ký kiểm hóa ngoài giờ
Hoàn tất các thủ tục theo yêu cầu của Hải Quan như : Thuế , Kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật, hun trùng….
Tiến hành đưa hàng về kho của khách hàng đối với hàng nhập hoặc thanh lý Hải Quan đối với hàng xuất.

Mục đích của việc làm thủ tục thông quan

Nhiều lúc trong công việc hàng ngày, những lúc thủ tục có vướng mắc hay trục trặc, tôi lại nghĩ “giá mà không cần làm thủ tục hải quan” hay “sao phải tốn bao nhiêu con người để làm thứ thủ tục rắc rối này nhỉ?”.

Công ty tôi có cả dịch vụ vận chuyển hàng container nội địa từ Hải Phòng vào Tp. Hồ Chí Minh, và ngược lại. Cũng những bước nghiệp vụ như: bán hàng (sales), book tàu, làm chứng từ … nhưng loại hình vận tải hàng hóa Bắc Nam thì chẳng có gì liên quan đến hải quan. Và tôi thấy khá thoải mái với những lô hàng nội địa này.

Với hàng xuất nhập khẩu thì lại khác, thông quan hàng hóa là yêu cầu bắt buộc. Kỳ thực, thủ tục này nhằm quyết hai mục đích cơ bản như sau:

Để Nhà nước tính và thu thuế. Đây là mục đích quá quan trọng trả lời tại sao chúng ta lại phải tốn quá nhiều thời gian, công sức của bao nhiêu người để giải quyết công việc này.

Như số liệu tôi xem trên website Tổng cục hải quan, ngành hải quan năm 2021 thu thuế được 370 nghìn tỷ đồng (khoảng 16 tỉ USD đấy!). Con số cực lớn phải không? Và phải thông qua ngành hải quan mới thu được khoản ngân sách đó.

Để quản lý hàng hóa, đảm bảo hàng hóa ra/vào lãnh thổ Việt Nam không thuộc danh mục cấm. Bạn không thể nhập ngà voi, súng, ma túy vào Việt Nam; và cũng không thể xuất đồ cổ, động vật hoang dã ra khỏi Việt Nam theo con đường chính ngạch.

Khai báo hải quan nhập khẩu

Trước khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu, người mua hàng cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ hải quan và nộp cho cơ quan có thẩm quyền trước khi hàng hoá về đến cửa khẩu hoặc nộp trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng đến cửa khẩu.

Hồ sơ hải quan bao gồm:

1) Tờ khai hải quan danh cho hàng nhập khẩu gồm 2 bản chính. Tờ khai hải quan chỉ có giá trị tong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng ký.

2) Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 1 bản sao.

3) Hoá đơn thương mại: 1 bản chính và 1 bản sao.

4) Vận tải đơn: 1 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các bản vận tải đơn cs ghi chữ copy.

Tuỳ từng trường hợp, nhà nhập khẩu cần bổ sung các hồ sơ:

Trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc không đóng gói đồng nhất: Bổ sung bản kê chi tiết hàng hoá: 1 bản chính và 1 bản sao.

Trường hợp hàng hoá nhập khẩu thuộc diện buộc phải kiểm tra về chất lượng theo quy định của nhà nước: Giấy đăng ký kiểm tra về chất lượng hàng hoá hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra về chất lượng do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp: 1 bản chính.

Trường hợp hàng hoá được giải phòng hàng trên cơ sở kết quả giám định: Chứng thư giám định: 1 bản chính.

Trường hợp hàng thuộc diện phải khai tờ khai trị giá: Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu: 1 bản chính.

Trường hợp hàng phải có giấy phép nhập khẩu: Giấy phép nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền: 1 bản chính.

Trường hợp chủ hàng yêu cầu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (Hàng nhập khẩu có FOB không vượt qua 200 USD): Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá C/O: 1 bản gốc và 1 bản sao thứ 3.

Các chứng từ khác theo quy định pháp luật: 1 bản chính.

Ngoài các hồ sơ trên, nhà nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan hải quan các giấy tờ liên quan đến cá nhân, doanh nghiệp như:

1) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận mã số thuế.

2) Giấy giới thiệu của cơ quan

3) Thẻ làm thủ tục hải quan

Nếu doanh nghiệp không hiểu rõ các thủ tục khai báo hải quan này, chủ doanh nghiệp có thể thuê các đại lý hải quan làm hộ và cả hai cùng chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin khai báo.

Xuất trình hàng hoá

Sau khi hoàn thành thủ tục khai báo hải quan cho lô hàng nhập khẩu, nhà nhập khẩu đợi hàng về đến cửa khẩu và xuất trình cho hải quan kiểm tra.

Cơ quan tại ga, cảng sẽ kiểm tra niêm phong kẹp chì của hàng hoá trước khi dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải. Sau đó, cơ quan hải quan sẽ làm việc với hàng hoá nhằm kiểm tra và xem xét đủ điều kiện thông quan đối với hàng hoá.

Hiện nay, khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được chia làm 3 mức ứng với 3 luồng. Sau khi thông tin của hồ sơ hải quan được nhập vào máy tính, thông tin sẽ được tự động xử lý theo chương trình quản lý rủi ro của Hải quan và đưa ra mức độ kiểm tra.

Mức (1) = luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.

Mức (2) = luồng vàng: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.

Mức (3) = luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra chi tiết hàng hoá.

Luồng đổ có 3 mức kiểm tra thực tế khác nhau:

Kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hoá

Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có vi pham thì kiểm tra cho đến khi đưa ra kết luận về lô hàng đó.

Kiểm tra thực tế tới 5% lô hàng còn nếu thấy vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi đưa ra kết luận về mức độ vi phạm của lô hàng đó.

Khi tìm hiểu kỹ, bạn cần xác định điều kiện xuất nhập khẩu hàng hóa và lựa chọn điều kiện CIF hay FOB. Cụ thể hơn, theo điều kiện CIF, bên bán thuê công ty vận chuyển (hãng tàu) và mua bảo hiểm hàng, đưa hàng đến cảng dỡ. Bên mua hàng, sẽ làm thủ tục hải quan tại Hải Phòng & tự thuê vận tải bộ kéo hàng về kho.Với điều kiện FOB, bên mua sẽ tự thu xếp chặng vận tải biển & mua bảo hiểm cho hàng hóa. Doanh nghiệp cũng cần lưu ý, với cả 2 điều kiện này, trách nhiệm của người bán hàng sẽ đều chấm dứt khi hàng qua lan can tàu ở cảng xếp.

Đối với hàng nhập khẩu theo điều kiện FOB và CIF, doanh nghiệp đều phải tự làm thủ tục hải quan tại Việt Nam. Số lượng & loại giấy tờ làm thủ tục sẽ quy định rõ trong hợp đồng mua bán, và thường gồm các chứng từ sau:

– Bộ vận tải đơn (Bill of Lading): 3 bản chính;

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): 3 bản chính;

– Bản kê chi tiết hàng hoá (Packing List):  3 bản chính;

– Giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin): Lưu ý: Doanh nghiệp có thể theo mẫu D, E, AK… để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu.

– Ngoài ra còn một số giấy tờ khác như: chứng nhận chất lượng (CQ), chứng nhận phân tích (CA), đơn bảo hiểm, kiểm dịch (nếu có).

dịch vụ hải quan trọn gói tại Đồng Tháp
dịch vụ hải quan trọn gói tại Đồng Tháp

Căn cứ vào thông tin trên những chứng từ thương mại đó, doanh nghiệp sẽ khai hải quan nhập khẩu theo quy định hiện hành. Việc kê khai này hiện được thực tiện qua phần mềm hải quan điện tử, tức là được khai và truyền dữ liệu qua mạng internet. 

Thủ tục hải quan điện tử đem đến nhiều tiện lợi cho người làm thủ tục, mọi khai báo thông tin hàng hóa đều thực hiện truyền số liệu trên mạng đến Cơ quan Hải quan thông qua phần mềm khai báo. Tuy nhiên theo quy định một số tiêu chí trên tờ khai nếu truyền khai sai sẽ phải hủy tờ khai. Do đó người làm thủ tục hải quan cần có kiến thức cần thiết để thực hiện đúng, tránh những lỗi thường gặp như:

Khai sai các tiêu chí trên phần mềm VNACCS: có một số tiêu chí có thể chỉnh sửa bổ sung nhưng có một số tiêu chí không thể chỉnh sửa bổ sung mà phải khai lại tờ khai mới; dẫn đến việc thông quan làng hóa bị chậm trể. Đặc biệt nếu tờ khai đã được đóng thuế thì phải mất thời gian điều chỉnh thuế rất lâu.

Áp mã số hàng hóa (HS code) chưa chính xác: do chưa nắm rõ nguyên tắc áp mã theo quy định. Có 1 số loại hàng cùng có mô tả ở nhiều nơi khác nhau trong biểu thuế có thể với thuế suất khác nhau gây lúng túng cho người khai hải quan. Nhưng theo nguyên tắc mã số của hệ thống hài hòa (mã HS code) thì mỗi loại hàng hóa chỉ có một mã số duy nhất – vậy vấn đề ở đây là phải tìm cho được mã số phù hợp cho mặt hàng đó.

Các lỗi trên chứng từ:

 Các thông tin trên bộ chứng từ không khớp nhau: sai lệch về điều kiện giao hàng, số lượng, trọng lượng, các lỗi chính tả => người khai hải quan phải kiểm tra kỹ bộ chứng từ xem sai sót đó do đâu – thông báo cho các bên liên quan để có sự điều chỉnh đúng trước khi khai hải quan

Ngoài các lỗi về chứng từ, còn có thể gặp các lỗi khác khi kiểm tra hàng hóa như: cont bị sai seal; hàng hóa không đúng chủng loại, thiếu hoặc dư số lượng; không có tem nhãn, hoặc thể hiện xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng không đúng hoặc không có => người khai hải quan cần có kinh nghiệm để xử lý các tình huống này theo cách nhanh nhất, tránh phát sinh những chi phí không đáng có và có thể mất thời gian rất lâu để bổ sung làm chậm quá trình thông quan hàng hóa.

Trong quá trình lấy hàng có thể gặp trường hợp tình trạng hàng hóa bi bất thường (thường là hàng lẽ – LCL) như:  kiện hàng bị móp méo, bể vỡ, có dấu hiệu bị khui mở bất thường => đòi hỏi người khai hải quan phải kiểm tra và phối hợp kiểm tra với các bên liên quan để xử lý.

Những điểm lưu ý khi khai hải quan điện tử

Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 22/2014/TT-BTC Quy định thủ tục hải quan điện đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, trong đó có một số điểm đáng lưu ý như sau:

– Bắt buộc phải đăng ký trước các thông tin về hàng hóa XK, NK với cơ quan Hải quan, các thông tin này có giá trị tối đa 07 ngày.

– Một tờ khai hải quan được khai tối đa 50 dòng hàng, trường hợp một lô hàng có trên 50 dòng hàng, người khai hải quan phải khai báo trên nhiều tờ khai; 01 tờ khai hải quan chỉ khai báo cho một hóa đơn.

– Trường hợp hàng hóa áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, đã khai thông tin trị giá trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu và hệ thống tự động tính trị giá tính thuế thì không phải khai và nộp tờ khai trị giá.

Chuyển hàng về kho

– Sau khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu xong, lúc này doanh nghiệp chỉ cần bố trí phương tiện vận tải bộ để đưa hàng về kho của mình.

Thông thường chủ hàng có thể thuê xe container hoặc xe tải nhỏ chuyển cho họ lệnh giao hàng mà đơn vị vận tải biển cấp , sau đó nhà xe sẽ vào cảng hoặc kho CFS lấy hàng rồi chở về địa điểm đích cho doanh nghiệp => Nếu doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm, hoặc thực sự muốn tập trung thời gian vào công việc thương mại của mình thì nên thuê dịch vụ trọn gói tất cả các khâu dịch vụ: vận tải biển, thủ tục hải quan, vận tải bộ.  

 Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về dịch vụ hải quan trọn gói tại Đồng Tháp. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu dịch vụ hải quan trọn gói tại Đồng Tháp và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin