Dịch vụ hải quan trọn gói tại Đắk Nông

Để hàng hóa được phép nhập xuất khẩu khỏi biên giới Việt Nam, doanh nghiệp cần hoàn tất các thủ tục hải quan bắt buộc. Và Khai báo hải quan là gì? dịch vụ hải quan trọn gói tại Đắk Nông như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Rong Ba

Thủ tục hải quan là gì

Nói một cách đơn giản thì ta có thể hiểu thủ tục hải quan là những thủ tục cần thiết để hàng hóa, phương tiện vận tải được nhập khẩu/nhập cảnh vào một quốc gia hoặc xuất khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới một quốc gia.

Khai báo thủ tục hải quan là những thủ tục bắt buộc tại cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không, cho phép hàng hóa, phương tiện vận tải được phép xuất / nhập khẩu ra khỏi biên giới quốc gia Việt Nam.

Lý do làm thủ tục hải quan

Thủ tục là một thủ tục bắt buộc ở tất cả hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ ở trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Muc đích của việc làm thủ tục hải quan để thông quan hàng hoá nhằm giải quyết các vấn đề :

Mục đích quan trọng nhất của thủ tục khai quan là để Nhà nước tính và thu thuế. Đây là biện pháp đảm bảo cân đối và ổn định thị trường.

Nghiệp vụ này còn là một thao tác an ninh để quản lý hàng hóa, đảm bảo hàng hóa ra/vào lãnh thổ Việt Nam không thuộc danh mục cấm.

Bạn không thể nhập ngà voi, súng, ma túy vào Việt Nam; và cũng không thể xuất đồ cổ, động vật hoang dã ra khỏi Việt Nam theo con đường chính ngạch.(tìm hiểu thêm về dịch vụ nhập khẩu chính ngạch của chúng tôi).

CÁC CÔNG VIỆC CỤ THỂ DỊCH VỤ  HẢI QUAN TRỌN GÓI TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG

Lập bộ hồ sơ thủ tục khai hải quan hoàn chỉnh

Tiến hành đăng ký Hải Quan và áp mã số thuế Hải Quan

Thu xếp để kiểm hóa hàng hoặc đăng ký kiểm hóa ngoài giờ

Hoàn tất các thủ tục theo yêu cầu của Hải Quan như : Thuế , Kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật, hun trùng….

Tiến hành đưa hàng về kho của khách hàng đối với hàng nhập hoặc thanh lý Hải Quan đối với hàng xuất.

Những Quy Định Khi Thực Hiện Khai Báo Hải Quan trong dịch vụ hải quan trọn gói tại Đắk Nông Là Gì?

Hồ Sơ Khai Chứng Từ Hải Quan

Bộ hồ sơ chứng từ cơ bản để khai báo hải quan gồm có:

+ Hợp đồng thương mại (Purchase Order Or Contract): 01 bản sao y

+ Hóa đơn thương mại : ( invoice ): 1 bản gốc

+ Phiếu đóng gói ( packing List): 1 bản gốc

+ Vận đơn ( Airway Bill / Bill of lading)

+ Giấy phép ( nếu có)

+ Giấy chứng nhận xuất xứ (c/0)

+ Giấy tờ yêu cầu khách tùy theo mặt hàng cụ thể

Nộp Tờ Khai Hải Quan (Xanh, Đỏ, Vàng)

Sau khi chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ, sẽ tiến hành nộp tờ khai theo hình thức hải quan điện tử.

Sau khi nộp tờ khai sẽ đợi kết quả phân luồng hệ thống:

Tờ khai luồng xanh

Tờ khai với màu may mắn. Nhưng cũng có 2 trường hợp: xanh có điều kiện và không điều kiện.

+ Xanh có điều kiện: Phải xuất trình thêm những chứng từ bổ sung như:

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)

Giấy kiểm tra chất lượng (ví dụ: kiểm dịch thực vật), giấy nộp thuế…

Với loại luồng xanh này, chắc chắn bạn phải tới chi cục hải quan để làm thủ tục

+ Xanh không có điều kiện: Trên lý thuyết, bạn chỉ cần xuống cảng lấy hàng, và không phải làm thêm bất cứ thủ tục nào.

Tuy nhiên, trên thực tế ở các chi cục, người khai thường đem tờ khai giấy – có chữ ký & đóng dấu của chủ hàng;

Lên lấy xác nhận của hải quan tiếp nhận, sau đó mới ra cảng làm thủ tục lấy hàng (đổi lệnh ở cảng, ký hải quan cổng bãi).

Giống như làm với tờ khai luồng vàng, nhưng thời gian làm nhanh hơn.

Tờ khai luồng vàng

Đối với luồng này, quy trình khai vẫn giống luôn xanh nhưng cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

+ Tờ khai hải quan

+ Hợp đồng thương mại (Purchase Order Or Contract)

+ Hóa đơn thương mai (invoice ): 1 bản gốc

+ Phiếu đóng gói (packing List): 1 bảng gốc

+ Vận đơn (Airway Bill / Bill of lading)

+ Giấy phép (nếu có)

+ Giấy chứng nhận xuất xứ (C/0)

+ Giấy tờ yêu cầu khách tùy theo mặt hàng cụ thể

Tờ khai luồng đỏ

Đối với hàng hóa có tờ khai luồng đỏ, sau khi kiểm tra hồ sơ giấy phải kiểm tra thực tế hàng hóa.

Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn chi phí, thời gian, công sức nhất cho cả chủ hàng và hải quan.

Về hồ sơ như luồng vàng trên đây, hồ sơ sẽ được chuyển sang cho đội kiểm hóa sau khi hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ.

Bạn đăng ký kiểm hóa, xuống cảng làm thủ tục hạ hàng đưa vào khu kiểm hóa, rồi liên hệ với cán bộ hải quan xuống làm thủ tục kiểm tra.

Hiện có 2 hình thức kiểm hóa:

+ Kiểm bằng máy soi (kiểm soi)

+ Kiểm thủ công. ( bước này thường tốn kém và mệt mỏi)

Sau khi kiểm tra xong, cán bộ hải quan sẽ về Chi cục làm các thủ tục cần thiết: biên bản kiểm hóa. Nếu ổn, sẽ làm thủ tục bóc tờ khai là xong.

Thực hiện nộp thuế cho nhà nước

Người khai nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định: nộp ngay, ân hạn, bảo lãnh ngân hàng…

Để quy trình khai hải quan thuận lợi và nhanh chóng, tốt nhất là bạn nên làm theo qui định, và chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ, hợp lệ.

Tham khảo văn bản Luật liên quan

Để hiểu rõ hơn các quy định về khai báo hải quan, các bạn có thể tham khảo các văn bản Luật sau:

Luật hải quan năm 2005; năm 2014 (có hiệu lực từ 1/1/2015)

Nghị định 154/2005/NĐ chi tiết hóa Luật hải quan 2005;

Thông tư 128/2013/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan (thay thế thông tư 194/2010/TT-BTC)

Thông tư 22/2014/TT-BTC về thủ tục hải quan điện tử (thay thế thông tư 196/2012/TT-BTC

Điều 8, thông tư 22/2014/TT-BTC (Chi tiết về hồ sơ & quy trình thủ tục)

Các bước thực hiện thủ tục hải quan

Các thủ tục khi cần làm thủ tục hải quan :

Khai và nộp tờ khai hải quan

Lấy kết quả phân luồng hàng hóa

Nộp thuế

Thông quan hàng hóa

Chuẩn bị hồ sơ lấy hàng

Tra cứu tờ khai

Nộp thuế tờ khai

Lấy hàng

dịch vụ hải quan trọn gói tại Đắk Nông
dịch vụ hải quan trọn gói tại Đắk Nông

Cách lựa địa điểm khi lập tờ khai hải quan:

Khi tự làm thủ tục hải quan thì bạn sẽ cảm thấy khó lựa chọn địa điểm để khai báo tờ khai hải quan, dưới đây là 3 địa điểm có thể nộp tờ khai hải quan được quy định bởi nhà nước:

Tại địa phương đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

Địa điểm đặt kho hàng của doanh nghiệp

Cửa khẩu doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Nộp tờ khai hải quan

Đối với hàng hóa xuất khẩu, việc nộp tờ khai hải quan được thực hiện sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm do người khai hải quan thông báo và chậm nhất 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;

Đối với hàng hóa nhập khẩu, việc nộp tờ khai hải quan được thực hiện trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu đối với phương tiện vận tải đến cửa khẩu theo thông báo của hãng vận tải trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.Nếu làm thủ tục hải quan nhập cảnh theo phương thức thủ công, ngày hàng hóa đến cửa khẩu là ngày cơ quan hải quan đóng dấu lên bản khai hàng hóa nhập khẩu tại cảng dỡ hàng trong hồ sơ phương tiện vận tải nhập cảnh (đường biển, đường hàng không, đường sắt) hoặc ngày ghi trên tờ khai phương tiện vận tải qua cửa khẩu hoặc sổ theo dõi phương tiện vận tải (đường sông, đường bộ).”

Lấy kết quả phân luồng tờ 

Việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan thông báo (sau đây gọi là phân luồng tờ khai) (Theo Điều 10 – TT39/2018/BTC.)

Như vậy sẽ không có thuật ngữ gọi là “Phân luồng hàng hóa” hay “phân luồng Hải quan” vì thực tế thì hàng hóa của bạn không được phân luồng đi đâu cả, hay Hải quan cũng không có được mà Tờ khai hải quan của bạn làm hệ thống Vnaccs (Hệ thống VNACCS/VCIS là Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia ) được phân luồng nhằm mục đích phân loại kiểm tra.

Mã phân loại kiểm tra gồm 3 mã ( Mã 1 = Luồng 1, Mã 2 = Luồng 2 và Mã 3 = Luồng 3, khi sử dụng phần mềm Ecus của Công ty phát triển công nghệ Thái Sơn thì có thể hiện nội dung này

Chuẩn bị hồ sơ làm xuất nhập khẩu

Một bộ hộ sơ chuẩn thường có:

Sales Contract

Invoice

Packing List

Vận đơn

C/O (nếu có)

Kiểm tra chuyên ngành(với các mặt hàng đặc thù phải làm)

Một bộ hồ sợ còn phụ thuộc vào phân luồng tờ khai hàng hóa của bạn:

Tờ khai luồng xanh : 

Bạn chỉ cần nộp thuế và đóng dấu, sau đó tiến hành phúc tập hồ sơ

Tờ khai luồng vàng : 

Nếu tờ khai phân luồng vàng, hàng hóa sẽ được kiểm tra chi tiết hồ sơ nhưng không phải kiểm tra hàng hóa. Các nghiệp vụ cần thực hiện bao gồm : Nộp, xuất trình chứng từ và giấy tờ => Cơ quan sẽ kiểm tra chứng từ, giấy tờ. Nếu không phát hiện bất kì vi phạm nào sẽ được chuyển qua bước Quản lý hoàn chỉnh hồ sơ.

Tờ khai luồng đỏ :Theo thông tư 12/2005/TT-BTC có ba mức độ kiểm tra thực tế

Kiểm tra toàn bộ lô hàng

Kiểm tra thực tế 10% lô hàng nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm

Kiểm tra thực tế 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm

Nộp thuế tờ khai:

Bạn có thể nôp thuế tờ khai bằng cách ra kho bạc nhà nước nộp tiền, hoặc chuyển khoản trực tuyến cho kho bạc nhà nước tại khu vực địa phương của chi cục hải quan bạn mở tờ khai

Lấy hàng

Sau khi bạn đã thông quan hàng hóa thì chỉ việc vận chuyển hàng từ cảng về kho qua một bên dịch vụ vận chuyển hoặc xe kéo riêng của bạn.

 Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về dịch vụ hải quan trọn gói tại Đắk Nông. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu dịch vụ hải quan trọn gói tại Đắk Nông và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin