Dịch vụ hải quan trọn gói tại Bến Tre

Khai báo hải quan là một thủ tục quan trọng khi muốn xuất nhập khẩu hàng hoá đi các quốc gia. Vậy dịch vụ hải quan trọn gói tại Bến Tre như thế nào? những lưu ý khi khai báo hải quan là gì? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Rong Ba

Tổng quan về tỉnh Bến Tre

Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

Năm 2021, Bến Tre là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 28 về dân số, xếp thứ 46 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 56 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 48 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.288.200 người, GRDP đạt 60.035 tỉ đồng (tương ứng với 2,83 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 45,1 triệu đồng (tương ứng với 1.924 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,85%.

Trước kia, tỉnh Bến Tre là vùng hoang vu, một thời gian sau đó có một vài nhóm người đến định cư và thường tập trung nơi đất cao trên các giồng và ven biển, hoặc dọc theo các đê sông, rạch, thuận tiện cho việc đi lại, sinh sống và tránh lũ lụt. Càng ngày số người đến định cư ngày càng đông, chính sự di cư này kèm theo sự gia tăng dân số, làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp.[5] Bến Tre ngày trước được người Cam Bốt gọi là Sóc Treay (xứ cá) vì nhiều giống cá nằm rải rác trong tỉnh. Về sau người An Nam lập nên một cái chợ mà họ gọi là Bến Tre. Con rạch chảy ngang trước chợ và đổ vào Sông Hàm Luông nên cũng mang tên này.

Bến Tre cũng là quê hương của Đạo Dừa, với biệt danh là “Xứ Dừa”. Từ thời Chiến tranh Việt Nam, Bến Tre được coi là “quê hương của Phong trào Đồng khởi“, mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam chống chính quyền Ngô Đình Diệm, tiêu biểu nhất là trong năm 1960.

Dịch vụ hải quan tại trọn gói có 2 hình thức chính, đó là:

Dịch vụ Khai thuê, khai báo hải quan: Bên cung cấp dịch vụ sẽ có trách nhiệm thay mặt doanh nghiệp bạn tiến hành hoàn tất các thủ tục hải quan thông quan lô hàng. Đơn vị hoặc cá nhân làm dịch vụ sẽ không xuất hiện tên pháp nhân trên bất cứ chứng từ hải quan nào.

Đại lý hải quan: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sẽ sử dụng tên mình, chữ ký số của mình để điền thông tin lên tờ khai. Đồng thời, có trách nhiệm sao y chứng từ để nộp bộ hồ sơ đầy đủ nhất lên các cơ quan chi cục hải quan theo thoả thuận trong hợp đồng giữa hai bên.

Mỗi hình thức nêu trên đều có điểm thuận lợi, bất lợi cho chủ hàng. Chẳng hạn dịch vụ khai thuê hiện rất phổ biến. Ưu điểm là tiện lợi cho khách hàng và người làm dịch vụ. Nhưng nhược điểm là bên dịch vụ không xuất hiện và đứng tên chịu trách nhiệm khi làm thủ tục, nên trong một số trường hợp đem lại rủi ro cho người thuê.

Kê khai, khai báo hải quan là hoạt động kê khai thông tin hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của doanh nghiệp với cơ quan hải quan. Đây là quy trình hoạt động bắt buộc trước khi hàng hóa được nhập khẩu và xuất khẩu.

Khai báo hải quan nhằm 2 mục đích chính đó là:

Nhà nước có thể dễ dàng quản lí hàng hoá. Đảm bảo các lô hàng xuất/nhập vào lãnh thổ Việt Nam không thuộc danh mục hàng cấm. Không doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân nào có quyền xuất khẩu hoặc nhập khẩu những hoá hoá bị cấm theo con đường chính ngạch.

Nhà nước thực hiện công tác tính thuế và thu thuế trên các mặt hàng. Đây là mục đích quan trọng hàng đầu của công tác làm thủ tục hải quan. Nguồn thuế từ hải quan hằng năm là con số cực kì lớn. Đây là yếu tố góp phần cân bằng và ổn định thị trường.

Nhóm mặt hàng khai hải quan tại Bến Tre

Hàng nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, máy móc dây chuyền các loại

Khai báo hàng máy móc mới và đã qua sử dụng, máy móc trên 10 năm

Mặt hàng thực phẩm, hải sản tươi sống, rau củ quả

Thiết bị y tế, thiết bị công nghiệp, thiết bị ngành hàng không, quốc phòng, thiết bị in màu, ngành in ấn.

Chuyên khai báo hải quan nhóm mặt hàng máy móc trên 10 năm.

Chuyên khai báo hải quan nhóm hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Khai báo hải quan đồ chơi trẻ em, thang máy, thang cuốn, vật liệu xây dựng, bồn cầu, chén.

Dịch vụ hải quan trọn gói gồm những vấn đề gì?

Khai báo hải quan

Kiểm tra chuyên ngành: kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, đăng kiểm…vv

Kiểm tra lô hàng: khác với luồng vàng và xanh, thì tk luồng đỏ bắt buộc phải thực hiện công tác kiểm hóa. Hiện nay có 2 phương thức kiểm tra. Một là kiểm tra bằng hình thức soi chiếu và hai là mở theo chỉ thị của hải quan.

Xin CO

Vận chuyển hàng hóa

Xin hoàn thuế xuất nhập khẩu …

Tham vấn giá

Tư vấn chuẩn bị hồ sơ kiểm tra sau thông quan

dịch vụ hải quan trọn gói tại Bến Tre
dịch vụ hải quan trọn gói tại Bến Tre

Quy trình khai báo hải quan truyền thống dịch vụ hải quan trọn gói tại Bến Tre

Quy trình được coi là hoàn chỉnh nhất để các doanh nghiệp có thể tiến hành kê khai hải quan hàng xuất khẩu được E-Chem chúng tôi ghi lại, giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong các bước tiến hành kê khai. Quy trình khai báo hải quan truyền thống gồm các bước sau:

Bước 1: Khi đi khai báo hải quan, người khai báo trực tiếp thực hiện việc xuất trình hồ sơ hải quan và xuất trình hàng hóa thực tế cho cơ quan hải quan bao gồm cả bộ chứng từ khai báo hải quan.

Bước 2: Là công chức hải quan thực hiện tiếp nhận hồ sơ kê khai hải quan quyết định có thông quan hàng xuất khẩu cho doanh nghiệp hay không. Nếu hồ sơ kê khai, khai báo hải quan hàng xuất khẩu không hợp lệ, hoặc thiếu giấy tờ nào đó thì cơ quan hải quan sẽ gửi thông báo cho doanh nghiệp để doanh nghiệp tiến hành hoàn thiện, bổ sung.

Hướng dẫn khai báo hải quan điện tử trong dịch vụ hải quan trọn gói tại Bến Tre

Nếu doanh nghiệp lựa chọn hình thức khai hải quan điện tử, đây sẽ là trình tự thực hiện.

Bước 1:Chuẩn bị hồ sơ và những giấy tờ cần thiết để tiến hành khai báo hải quan trên hệ thống VNACCS.

Bước 2:Người khai sẽ tiến hành khai những thông tin cần thiết theo đúng tiêu chí và khuôn dạng đã được quy định. Sau đó truyền tờ khai cùng những chứng từ liên quan tới hệ thống hải quan điện tử. Hệ thống sẽ xử lí và gửi cho bạn số tờ khai cùng kết quả phân luồng.

Luồng xanh:

Hầu như doanh nghiệp nào cũng mong nhận được kết quả luồng xanh. Bởi lẽ như vậy, hàng hoá của bạn sẽ được hải quan miễn kiểm tra thực tế lẫn kiểm tra các hồ sơ giấy.

Doanh nghiệp chỉ việc tới Chi cục hải quan in tờ khai và lấy hàng.

Luồng vàng:

Nếu nhận được kết quả luồng vàng, lô hàng của bạn phải trải qua công đoạn kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu hải quan có những đề nghị sửa đổi hay bổ sung thông tin, doanh nghiệp phải chấp hành. Trong một vài trường hợp, doanh nghiệp sẽ cần xuất trình giấy tờ liên quan để hải quan kiểm tra chi tiết.

Luồng đỏ:

Ngoài các bước công việc ở mục tờ khai phân luồng vàng, cơ quan hải quan sẽ phải tiến hành kiểm hóa thực tế hàng hóa. Trong trường hợp các lô hàng của bạn đáp ứng các điều kiện yêu cầu, đẩy đủ chứng từ, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, cơ quan hải quan sẽ chấp nhận thông quan để doanh nghiệp tiến hành tiếp các công việc xuất, nhập khẩu hàng hóa.

Đầu tiên, doanh nghiệp phải tìm hiểu xem hàng hóa của mình có thuộc danh mục hàng hóa cấp xuất; cấm nhập hay phải xin cấp Giấy phép không? Chất lượng cũng như xuất xứ hàng hóa có đảm bảo  tiêu chuẩn không? =>Việc tìm hiểu này quan trọng, tránh nhập phải mặt hàng cấm, hoặc không đủ thời gian xin giấy phép. Để tìm hiểu cụ thể về mặt hàng nào bị cấm nhập, hay phải xin giấy phép, bạn có thể tìm đọc Nghị định số 187/2013/NĐ-CP (lưu ý các Phụ lục), và thông tư 04/2014/TT-BTC.

Khi tìm hiểu kỹ, bạn cần xác định điều kiện xuất nhập khẩu hàng hóa và lựa chọn điều kiện CIF hay FOB. Cụ thể hơn, theo điều kiện CIF, bên bán thuê công ty vận chuyển (hãng tàu) và mua bảo hiểm hàng, đưa hàng đến cảng dỡ. Bên mua hàng, sẽ làm thủ tục hải quan tại Hải Phòng & tự thuê vận tải bộ kéo hàng về kho.Với điều kiện FOB, bên mua sẽ tự thu xếp chặng vận tải biển & mua bảo hiểm cho hàng hóa. Doanh nghiệp cũng cần lưu ý, với cả 2 điều kiện này, trách nhiệm của người bán hàng sẽ đều chấm dứt khi hàng qua lan can tàu ở cảng xếp.

Đối với hàng nhập khẩu theo điều kiện FOB và CIF, doanh nghiệp đều phải tự làm thủ tục hải quan tại Việt Nam. Số lượng & loại giấy tờ làm thủ tục sẽ quy định rõ trong hợp đồng mua bán, và thường gồm các chứng từ sau:

– Bộ vận tải đơn (Bill of Lading): 3 bản chính;

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): 3 bản chính;

– Bản kê chi tiết hàng hoá (Packing List):  3 bản chính;

– Giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin): Lưu ý: Doanh nghiệp có thể theo mẫu D, E, AK… để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu.

– Ngoài ra còn một số giấy tờ khác như: chứng nhận chất lượng (CQ), chứng nhận phân tích (CA), đơn bảo hiểm, kiểm dịch (nếu có).

Căn cứ vào thông tin trên những chứng từ thương mại đó, doanh nghiệp sẽ khai hải quan nhập khẩu theo quy định hiện hành. Việc kê khai này hiện được thực tiện qua phần mềm hải quan điện tử, tức là được khai và truyền dữ liệu qua mạng internet. 

Thủ tục hải quan điện tử đem đến nhiều tiện lợi cho người làm thủ tục, mọi khai báo thông tin hàng hóa đều thực hiện truyền số liệu trên mạng đến Cơ quan Hải quan thông qua phần mềm khai báo. Tuy nhiên theo quy định một số tiêu chí trên tờ khai nếu truyền khai sai sẽ phải hủy tờ khai. Do đó người làm thủ tục hải quan cần có kiến thức cần thiết để thực hiện đúng, tránh những lỗi thường gặp như:

Khai sai các tiêu chí trên phần mềm VNACCS: có một số tiêu chí có thể chỉnh sửa bổ sung nhưng có một số tiêu chí không thể chỉnh sửa bổ sung mà phải khai lại tờ khai mới; dẫn đến việc thông quan làng hóa bị chậm trể. Đặc biệt nếu tờ khai đã được đóng thuế thì phải mất thời gian điều chỉnh thuế rất lâu.

Áp mã số hàng hóa (HS code) chưa chính xác: do chưa nắm rõ nguyên tắc áp mã theo quy định. Có 1 số loại hàng cùng có mô tả ở nhiều nơi khác nhau trong biểu thuế có thể với thuế suất khác nhau gây lúng túng cho người khai hải quan. Nhưng theo nguyên tắc mã số của hệ thống hài hòa (mã HS code) thì mỗi loại hàng hóa chỉ có một mã số duy nhất – vậy vấn đề ở đây là phải tìm cho được mã số phù hợp cho mặt hàng đó.

Các lỗi trên chứng từ:

Các thông tin trên bộ chứng từ không khớp nhau: sai lệch về điều kiện giao hàng, số lượng, trọng lượng, các lỗi chính tả => người khai hải quan phải kiểm tra kỹ bộ chứng từ xem sai sót đó do đâu – thông báo cho các bên liên quan để có sự điều chỉnh đúng trước khi khai hải quan

Ngoài các lỗi về chứng từ, còn có thể gặp các lỗi khác khi kiểm tra hàng hóa như: cont bị sai seal; hàng hóa không đúng chủng loại, thiếu hoặc dư số lượng; không có tem nhãn, hoặc thể hiện xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng không đúng hoặc không có => người khai hải quan cần có kinh nghiệm để xử lý các tình huống này theo cách nhanh nhất, tránh phát sinh những chi phí không đáng có và có thể mất thời gian rất lâu để bổ sung làm chậm quá trình thông quan hàng hóa.

Trong quá trình lấy hàng có thể gặp trường hợp tình trạng hàng hóa bi bất thường (thường là hàng lẽ – LCL) như:  kiện hàng bị móp méo, bể vỡ, có dấu hiệu bị khui mở bất thường => đòi hỏi người khai hải quan phải kiểm tra và phối hợp kiểm tra với các bên liên quan để xử lý.

Những điểm lưu ý khi khai hải quan điện tử

Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 22/2014/TT-BTC Quy định thủ tục hải quan điện đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, trong đó có một số điểm đáng lưu ý như sau:

– Bắt buộc phải đăng ký trước các thông tin về hàng hóa XK, NK với cơ quan Hải quan, các thông tin này có giá trị tối đa 07 ngày.

– Một tờ khai hải quan được khai tối đa 50 dòng hàng, trường hợp một lô hàng có trên 50 dòng hàng, người khai hải quan phải khai báo trên nhiều tờ khai; 01 tờ khai hải quan chỉ khai báo cho một hóa đơn.

– Trường hợp hàng hóa áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, đã khai thông tin trị giá trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu và hệ thống tự động tính trị giá tính thuế thì không phải khai và nộp tờ khai trị giá.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về dịch vụ hải quan trọn gói tại Bến Tre. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu dịch vụ hải quan trọn gói tại Bến Tre và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin