Cổ phần hoá là gì

Cổ phần hóa là gì? Đây cách gọi tắt của việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần ở Việt Nam.

Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được thực hiện từ năm 1992, tuy nhiên vẫn còn nhiều vướng mắc nên trên thực tế đến nay, vẫn còn nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa được cổ phần hóa.

Để thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, vừa qua Chính phủ vừa ban hành nghị định Số: 126/2017/NĐ-CP quy định về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đâu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.

Sau đây, Công ty luật Rong Ba sẽ cập nhật một số quy định mới về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Nghị định trên.

Cổ phần hóa là gì?

Cổ phần hóa là việc biến doanh nghiệp một chủ thành doanh nghiệp nhiều chủ tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần, tức là chuyển từ hình thức sở hữu lớn nhất sang sở hữu chung của nhiều người thông qua việc chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp cho nhiều người dưới hình thức bán cổ phần cho họ.

Những người này trở thành cổ đông của công ty cổ phần, doanh nghiệp một chủ trở thành công ty cổ phần.

 Như vậy, cổ phần hóa có thể áp dụng đối với bất kỳ doanh nghiệp một chủ nào, doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước đều có thể cổ phần hóa.

Bản chất của cổ phần hóa chính là phương thức thực hiện xã hội hóa sở hữu, chuyển doanh nghiệp một chủ thành doanh nghiệp nhiều chủ, tức là chuyển từ hình thức sở hữu đơn nhất sang sở hữu chung thông qua việc chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp cho các thành phần kinh tế khác.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là hành vi mua và bán trong đó Nhà nước sẽ thu tiền bán cổ phần của doanh nghiệp, các cổ đông sẽ được chuyển quyền sở hữu và định đoạt toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh cũng như hưởng các lợi nhuận sau khi đã làm nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước.

Doanh nghiệp áp dụng chính sách cổ phần hóa là gì

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước), Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chưa chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Điều kiện cổ phần hóa là gì

Các doanh nghiệp trên thực hiện cổ phần hóa khi đảm bảo đủ 02 điều kiện:

Không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ;

Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp.

Lưu ý: Các doanh nghiệp sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp mà giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả thì thực hiện như sau:

Đối với các doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước tiếp tục nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp xây dựng phương án mua bán nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp.

Trường hợp phương án mua nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp không khả thi và hiệu quả thì chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật;

Các doanh nghiệp còn lại, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật.

Các tổ chức, cá nhân không được mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa

Bao gồm:

Thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc cổ phần hóa doanh nghiệp (trừ các thành viên là đại diện của doanh nghiệp);

Các tổ chức tài chính trung gian và các cá nhân thuộc tổ chức này tham gia vào việc thực hiện tư vấn cổ phần hóa, kiểm toán báo cáo tài chính và cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp (trừ các tổ chức bảo lãnh phát hành mua số cổ phần chưa phân phối hết theo hợp đồng bảo lãnh);

Các công ty con, công ty liên kết trong cùng Tập đoàn, Tổng công ty và tổ hợp công ty mẹ – công ty con;

Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần và các cá nhân thuộc tổ chức này có liên quan đến cuộc đấu giá;

Người có liên quan theo quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014 của tổ chức và cá nhân quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 4 Điều 6 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.

cổ phần hoá là gì
cổ phần hoá là gì

Đồng tiền thanh toán và phương thức bán cổ phần lần đầu

Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp bằng đồng Việt Nam.

Việc bán cổ phần lần đầu được thực hiện theo các phương thức quy định tại Nghị định này, cụ thể:

Đấu giá công khai;

Bảo lãnh phát hành;

Thỏa thuận trực tiếp;

Phương thức dựng sổ (Booking building).

Đối tượng áp dụng phương thức dựng sổ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giao Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc bán cổ phần theo phương thức này.

Chi phí thực hiện cổ phần hóa

Chi phí thực hiện cổ phần hóa bao gồm:

Các khoản chi phí trực tiếp tại doanh nghiệp;

Tiền thuê tổ chức kiểm toán, tư vấn cổ phần hóa (tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp, tổ chức tư vấn để xác định giá khởi điểm, tổ chức tư vấn để xây dựng phương án cổ phần hóa, tổ chức tư vấn bán cổ phần) do cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc Ban chỉ đạo (nếu được ủy quyền) quyết định. Việc thanh toán chi phí cho các tổ chức tư vấn căn cứ vào Hợp đồng ký kết giữa các bên liên quan;

Thù lao cho Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc;

Các chi phí khác có liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về cổ phần hoá là gì. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành thủ tục đăng ký thành lập mô hình công ty cổ phần và có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về cổ phần hoá là gì cho doanh nghiệp mình, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ CỦA LUẬT RONG BA

Công ty luật Rong Ba tự hào là Hãng Luật chuyên sâu về tư vấn pháp luật và giải quyết tranh chấp. Chúng tôi đi tiên phong cung cấp DỊCH VỤ TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ nhằm giải đáp và hướng dẫn ứng xử pháp luật một cách kịp thời cho đông đảo khách hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức khác.

Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý liên quan đến chứng nhận quốc tế, pháp luật dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình, đất đai, xây dựng, doanh nghiệp, đầu tư, thương mại, xuất nhập khẩu, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, thuế, tài chính, lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giao thông, vận tải, xử phạt hành chính, hợp đồng và các lĩnh vực khác… hãy gọi tel:0347362775.

Quý khách hàng sẽ được kết nối trực tuyến với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm của Công ty Luật Rong Ba. Quý khách hàng sẽ được tư vấn pháp luật và được hỗ trợ pháp lý một cách kịp thời.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ LUẬT SƯ VỚI TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ

Dịch vụ luật sư tư vấn luật qua tổng đài trực tuyến của Công ty luật Rong Ba giúp khách hàng:

Tiết kiệm thời gian do không phải lịch hẹn tư vấn và không tốn thời gian đi lại

Tiết kiệm được chi phí vì tư vấn luật qua tổng đài của Công ty Luật Rong Balà miễn phí

Được tư vấn luật và hỗ trợ pháp lý mọi lúc, mọi nơi, miễn là trên lãnh thổ Việt Nam

Mọi vấn đề vướng mắc pháp luật của khách hàng sẽ được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

Chất lượng dịch vụ tư vấn luật qua tổng đài được đảm bảo bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn luật giàu kinh nghiệm của Công ty Luật Rong Ba

Mọi thông tin về khách hàng và vụ việc được bảo mật

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP

Tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp đảm nhiệm:

Tư vấn Thành lập công ty – Tư vấn đăng ký kinh doanh

Tư vấn Thành lập chi nhánh, Văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Tư vấn Thay đổi đăng ký kinh doanh

Tư vấn Chia tách doanh nghiệp

Tư vấn Sáp nhập doanh nghiệp, Hợp nhất doanh nghiệp

Tư vấn Tạm dừng kinh doanh

Tư vấn Giải thể doanh nghiệp

Tư vấn Phá sản doanh nghiệp

Tư vấn thủ tục Mua bán doanh nghiệp

Tư vấn thủ tục xin Giấy phép con

Tư vấn Quy chế nội bộ doanh nghiệp

Tư vấn Pháp chế doanh nghiệp

Tư vấn Giải quyết tranh chấp nội bộ công ty

Tư vấn Giải quyết tranh chấp kinh tế

Tư vấn Khiếu nại – Khiếu kiện xử phạt vi phạm hành chính

Tư vấn Khởi kiện vụ án kinh tế thương mại…

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ VỀ CÁC LĨNH VỰC KHÁC

Lĩnh vực được luật sư tư vấn bao gồm: Chứng nhận quốc tế, Xây dựng, Tài chính, Chứng khoán, Vi phạm hành chính, Giáo dục, Việc làm, đòi nợ…

Một số lĩnh vực khác bao gồm: Luật nghĩa vụ quân sự, Luật giao thông đường bộ, Luật đấu thầu, Giấy phép con, Giải quyết tranh chấp, khiếu kiện, Luật sở hữu trí tuệ, Luật Thuế, Luật lao động, Luật đầu tư…

CÁCH THỨC KẾT NỐI VỚI LUẬT SƯ QUA TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ

Bước 1: Gọi bằng điện thoại bàn hoặc điện thoại di động

Bước 2: Nghe lời chào, nghe hướng dẫn từ hệ thống

Bước 3: Trình bày câu hỏi và lắng nghe tư vấn tư các Luật sư hoặc chuyên viên tư vấn luật

GIỜ LÀM VIỆC CỦA TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Thời gian làm việc của Tổng đài tư vấn pháp luật là từ 7h30 đến 20h30 tất cả các ngày trong tuần, bao gồm cả thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ.

PHẠM VI PHỤC VỤ CỦA TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Phạm vi phục vụ của Tổng đài tư vấn pháp luật là 63 tỉnh, thành phố Việt Nam.

LÝ DO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY LUẬT RONG BA

Dịch vụ tư vấn pháp luật đa lĩnh vực, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng

Cước cuộc gọi phù hợp với mọi khách hàng cần tư vấn luật một cách kịp thời, chuẩn xác mà lại không phải di chuyển đến văn phòng hãng luật (thông thường phí tư vấn trực tiếp tại văn phòng công ty luật từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng/giờ)

Các luật sư tư vấn giàu kinh nghiệm, với kiến thức pháp lý chuyên sâu, đã tốt nghiệp các trường đại học luật danh tiếng tại Việt Nam và nước ngoài

Đội ngũ luật sư và chuyên viên nhiệt tình, tận tâm vì khách hàng, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp

Công ty Luật Rong Ba luôn vì quyền lợi của khách hàng: Kết hợp giữa tư vấn pháp luật và đưa ra các giải pháp pháp lý tối ưu để khách hàng lựa chọn.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin