Có bắt buộc làm căn cước công dân không

Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Việc làm thẻ Căn cước công dân hiện nay vẫn chưa bắt buộc, tuy nhiên so với giấy chứng minh nhân dân thì thẻ Căn cước công dân có nhiều tiện lợi hơn. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật Rong Ba xin đưa ra một số ý kiến bình luận về có bắt buộc làm căn cước công dân không, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Thẻ căn cước công dân có ý nghĩa như thế nào ?

  • Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
  • Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định.

Căn cước công dân ngày càng bộc lộ nhiều ưu điểm

  • Bỏ qua những công dụng quen thuộc “nói rồi nói mãi” của Căn cước gắn chip như tích hợp hàng loạt thông tin lên thẻ, gần đây, thẻ này ngày càng phát huy nhiều công dụng. Đó là chia sẻ, xác thực thông tin tiêm vaccine phòng COVID-19 trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
  • Theo Công văn 8938/BYT-DP, trạm y tế cấp xã có trách nhiệm ưu tiên lập kế hoạch, kết hợp việc cấp Căn cước công dân và tiêm chủng vắc xin nhằm tạo thuận lợi cho người dân.
  • Người dân đến tiêm phải mang theo Căn cước công dân hoặc thông báo về số định danh cá nhân có mã QR do Công an cấp và giấy xác nhận tiêm chủng vắc xin trước đó (nếu có).
  • Điểm tiêm chủng kiểm tra, đối chiếu các thông tin và cập nhật, bổ sung các thông tin tiêm chủng. Sau đó, thực hiện tiêm chủng, nhập thông tin về mũi tiêm mới trên Nền tảng quản lý tiêm chủng vắc xin Covid-19.

Như vậy, khi đi tiêm người dân mang theo Căn cước hoặc thông báo mã định danh (nếu có) để đối chiếu thông tin. Với những người chưa có Căn cước công dân gắn chip, việc tiêm chủng cũng sẽ ưu tiên phối hợp với việc cấp căn Cước công dân cho các đối tượng đến tuổi để tạo sự thuận lợi cho công dân.

có bắt buộc làm căn cước công dân không
có bắt buộc làm căn cước công dân không

Có bắt buộc làm căn cước công dân không?

Hiện tại, Căn cước công dân có bắt buộc không?

Theo Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014, các trường hợp công dân được cấp lại, đổi thẻ Căn cước công dân gồm:

– Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:

+ Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;

+ Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

+ Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

+ Xác định lại giới tính, quê quán;

+ Có sai sót về thông tin trên thẻ hiện tại;

+ Khi công dân có yêu cầu.

– Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau:

+ Bị mất thẻ Căn cước công dân;

+ Được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Còn theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA quy định:

– Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày 23/01/2021 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.

– Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip.

Như vậy, theo quy định hiện nay, việc làm Căn cước công dân gắn chip không bắt buộc trừ những trường hợp phải làm thẻ theo quy định.

Có phải sắp tới, chỉ được phép dùng Căn cước công dân?

Gần đây, nhiều thông tin cho rằng, sắp tới, sẽ chỉ được phép dùng thẻ Căn cước công dân gắn chip để chứng minh nhân thân.

Về việc này, phó giám đốc Công an TP.HCM – Thiếu tướng Trần Đức Tài cho biết, sắp tới, Công an Thành phố sẽ nghiên cứu và đề xuất với Bộ Công an để thay thế hoàn toàn Chứng minh nhân dân 9 số và 12 số, kể cả Căn cước công dân mã vạch, chỉ dùng Căn cước công dân gắn chip nhằm tạo sự thuận lợi cho người dân khi sử dụng.

Như vậy, việc sẽ dùng hoàn toàn Căn cước công dân gắn chip mới chỉ là ý định đề xuất của Công an TP.HCM. Vẫn chưa có thông tin chính thức nào về vấn đề này. Vì thế, hiện tại, các loại Chứng minh nhân dân 9 số, 12 số, Căn cước công dân mã vạch vẫn được sử dụng bình thường.

Các trường hợp phải đổi sang cước công dân gắn chip

Theo Điều 23 Luật Căn cước công dân năm 2014, Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, công dân phải đi làm căn cước công dân (CCCD) gắn chíp nếu đang dùng thẻ chứng minh nhân dân (CMND), cước công dân mã vạch mà thuộc các trường hợp sau:

– Công dân dùng thẻ Căn cước công dân mã vạch mà đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi hoặc chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng;

– Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

– Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

– Xác định lại giới tính, quê quán;

– Có sai sót về thông tin trên thẻ;

– Bị mất thẻ Căn cước công dân; chứng minh nhân dân;

– Người đang dùng chứng minh nhân dân mà thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Vì thế, nếu thời điểm hiện nay, công dân đang dùng chứng minh nhân dân/cước công dân thuộc một trong các trường hợp trên thì phải đi đổi sang cước công dân gắn chip. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu, người dân có thể yêu cầu đổi sang cước công dân gắn chip mà không cần bất cứ lí do nào.

Có bắt buộc phải đổi sang cước công dân gắn chip không ?

Theo Điều 38 Luật Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực (01/01/2016) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Còn theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA:

– Thẻ cước công dân đã được cấp trước ngày 23/01/2021 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.

Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ cước công dân gắn chip

Như vậy, các trường hợp công dân đã được cấp chứng minh nhân dân , cước công dân gắn mã vạch mà còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng, không thuộc trường hợp phải đổi, cấp lại, nếu người dân chưa có nhu cầu đổi sang cước công dân gắn chip thì vẫn sử dụng bình thường cho đến khi hết hạn.

Theo chỉ đạo của Bộ Công an, từ ngày 22/01/2021, Công an các tỉnh dừng cấp chứng minh nhân dân 9 số, thẻ cước công dân mã vạch để chuyển sang cấp cước công dân gắn chip điện tử. Nghĩa là trước ngày này, nhiều người dân vẫn được cấp chứng minh nhân dân, cước công dân mã vạch.

Chứng minh nhân dân có thời hạn rất dài, lên đến 15 năm. Đối với những người vừa được cấp chứng minh nhân dân cuối tháng 01/2021 thì 15 năm nữa (tháng 01/2036) những thẻ này mới hết hạn sử dụng. Lúc này, người dân mới bắt buộc phải đổi sang cước công dân gắn chip.

Còn với những người đủ 40 tuổi, vừa cấp cước công dân mã vạch cuối tháng 01/2021 thì đến 60 tuổi (20 năm nữa – năm 2041) họ mới đến tuổi bắt buộc đổi thẻ tiếp theo. Những người đủ 38 tuổi đổi thẻ cuối tháng 01/2021 (được đổi thẻ ở mốc 40 tuổi trước 02 năm) thì đến năm 2043 họ mới phải đổi thẻ.

Như vậy không có quy định bắt buộc tất cả người dân phải đổi sang cước công dân, nếu bạn đang sử dụng chứng minh nhân dân và chưa có nhu cầu đổi sang cước công dân thì bạn có thể tiếp tục sử dụng đến khi hết hạn chứng minh nhân dân.

 Lệ phí làm Căn cước công dân gắn chip từ 01/01/2022 là bao nhiêu ?

Như chúng ta đã biết, để khuyến khích người dân thực hiện thủ tục đổi thẻ cước công dân thì người dân hiện được giảm 50% lệ phí cấp Căn cước công dân đến hết ngày 31/12/2021, sau đó sẽ áp dụng lại mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC.

Cụ thể, từ ngày 01/01/2022, người dân áp dụng mức thu lệ phí như sau:

– Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

– Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

= Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

Các trường hợp miễn lệ phí:

– Đổi thẻ Căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;

– Đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân là:

– Bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

– Con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới;

 Công dân thường trú tại các huyện đảo;

– Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

– Công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;

– Đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

Các trường hợp không phải nộp lệ phí:

– Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu;

– Đổi thẻ Căn cước công dân khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;

– Đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý Căn cước công dân.

Quy trình làm Căn cước công dân gắn chip

Để đổi Chứng minh nhân dân 9 số, 12 số hoặc Căn cước công dân mã vạch sang Căn cước công dân gắn chip công dân phải thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.

Bước 2: Công dân xuất trình chứng minh nhân dân đã được cấp trước đó.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin của công dân trong Tờ khai cước công dân (trường hợp công dân kê khai trực tuyến thì thu nhận qua thiết bị đọc mã vạch hoặc thiết bị thu nhận thông tin vào hệ thống) với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu cước công dân để xác định chính xác người cần cấp thẻ và thống nhất các nội dung thông tin về công dân.

Trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cần xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin đã thay đổi.

Trường hợp công dân đủ điều kiện, thủ tục thì cán bộ cơ quan quản lý cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin cước công dân và thẻ cước công dân theo quy định.

Bước 3: Công dân đóng lệ phí cấp cước công dân theo quy định

Bước 4: Cán bộ cơ quan quản lý cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ cước công dân cho người đến làm thủ tục.

– Trả lại chứng minh nhân dân (chưa cắt góc) cho công dân đến làm thủ tục để sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân nếu chứng minh nhân dân còn rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ).

 Thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nếu chứng minh nhân dân đã được cấp trước đó bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ).

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba với nội dung có bắt buộc làm căn cước công dân không. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về pháp luật dân sự và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. một cách nhanh chóng nhất.

Xin cảm ơn !

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin