1. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời

1.1. Khái niệm

Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt trời là chuyển động nhìn thấy nhưng không có thật của Mặt Trời hàng năm diễn ra giữa hai chí tuyến.

Chuyển động biểu kiến sinh ra do ảo giác của Mặt Trời trong năm giữa hai chí tuyến. Ngoài phạm vi khu vực nội chí tuyến không nhìn thấy hiện tượng này.

1.2. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng chuyển động biểu kiến

Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động cho ta ảo giác Mặt Trời đang chuyển động.

Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh:

– Khu vực ở 2 chí tuyến Bác và Nam có một lần: Lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam (vào ngày 22/12) lên chí tuyến Bắc (vào ngày 22/6).

– Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm: khu vực giữa hai chí tuyến hay khu vực nội chí tuyến.

– Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: vùng ngoại chí tuyến Bắc và Nam.

2. Các mùa trong năm

Mùa là một phần thời gian của năm nhưng lại mang những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

Nguyên nhân tạo ra các mùa trong năm vẫn dựa trên độ nghiêng của trục Trái Đất so với mặt phẳng quĩ đạo và trong suốt năm, trục không đổi phương trong không gian. Do đó có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.

Mỗi năm có 4 mùa:

– Mùa xuân: từ 21/3 (lập xuân) đến 22/6 (hạ chí).

– Mùa hạ: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).

– Mùa thu: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí).

– Mùa đông: từ 22/12(đông chí) đến 21/3 (xuân phân).

Ở Bắc bán cầu mùa ngược lại Nam bán cầu. Nguyên nhân do trục Trái Đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động, nên Bắc bán cầu và Nam bán cầu lần lượt ngả về phía Mặt Trời, nhận được lượng nhiệt khác nhau sinh ra mùa, nóng lạnh khác nhau.

3. Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ

Khi chuyển động, do trục Trái đất nghiêng, nên tùy vị trí của Trái đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

3.1. Theo mùa:

Ở Bắc bán cầu:

– Mùa xuân, mùa hạ:

+ Từ 21/3 đến 23/9 ngày dài hơn đêm.

+ Ngày 21/3: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.

+ Ngày 22/6: thời gian ngày dài nhất.

– Mùa thu và mùa đông:

+ Từ 23/9 đến 21/3 năm sau: ngày ngắn hơn đêm.

+ Ngày 23/9: mọi nơi ngày bằng đêm bằng 12 giờ.

+ Ngày 22/12: thời gian ngày ngắn nhất. 

Ở Nam bán cầu thì ngược lại.

3.2. Theo vĩ độ:

+ Ở xích đạo quanh năm ngày bằng đêm.

+ Càng xa Xích đạo thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.

+ Tại vòng cực đến cực ngày hoặc đêm bằng 24 giờ.

+ Ở cực: Có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.

4. Hệ quả của chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất

Sự chuyển mùa đã ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. như sau:

– Tác động đến thiên nhiên: Cảnh quan thiên nhiên cũng thay đổi theo mùa nên thiên nhiên mỗi mùa có một màu sắc riêng (Mùa thu mát cây úa vàng, Mùa đông lạnh cây cối ủ rũ. Mùa xuân ấm áp cây cối đâm chồi nảy lộc) chớm nở; mùa hè nắng chói chang, cây cối xanh tươi, v.v.)

– Tác động đến sản xuất: Sự thay đổi mùa vụ cũng làm cho các hoạt động sản xuất, đặc biệt là nông nghiệp mang tính thời vụ. Từ mùa này sang mùa khác, các nền văn hóa thích ứng với các đặc điểm khí hậu của mùa đó.

– Tác động đến sinh kế của con người: Do biến đổi khí hậu, các hoạt động của con người như ăn, ở, ở cũng thay đổi để thích ứng với điều kiện thời tiết theo mùa.

Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Khi đó, độ dài một ngày – đêm trên bề mặt Trái Đất sẽ dài bằng một năm. Với thời gian ngày – đêm kéo dài như vậy, phần Trái Đất là ban ngày sẽ rất nóng, vì bị Mặt Trời đốt nóng liên tục trong nửa năm; còn phần đang là ban đêm sẽ rất lạnh, vì không được Mặt Trời chiếu đến. Khi đó, vạn vật sẽ không thể sinh trưởng và phát triển được dẫn đến trên Trái Đất sẽ không thể tồn tại sự sống.

5. Một số câu hỏi trắc nghiệm

Câu hỏi 1: Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là gì?

A. Một loại chuyển động chỉ có ở Mặt Trời

B. Chuyển động có thực nhưng không nhìn thấy được bằng mắt

C. Chuyển động có thực của Mặt Trời

D. Chuyển động nhìn thấy được nhưng không có thực của Mặt Trời ở giữa 2 chí tuyến.

=> Hướng dẫn trả lời:  Đáp án cần chọn là: D

Giải thích:

– Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa  gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh.

– Trên Trái Đất, hiện tượng này chỉ lần lượt xảy ra tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23027’N (ngày 22/12) đến 23027’B (ngày 22/6) rồi lại xuống vĩ tuyến  23027’N. Điều đó làm ta ảo giác là Mặt Trời di chuyển. Nhưng trong thực tế không phải Mặt Trời di chuyển, mà là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.

=> Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.

Câu hỏi 2: Nguyên nhân sinh ra chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là gì?

A. Trái Đất tự quay quanh trục

B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi

D. Trái Đất có dạng hình cầu

=> Hướng dẫn giải: Chọn đáp án C. Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động cho ta ảo giác Mặt Trời chuyển động.

Câu hỏi 3: Nơi nào trên Trái Đất chỉ xuất hiện hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần trong năm là:

A. Vòng cực B. Vùng nội chí tuyến C. Chí tuyến Bắc và Nam D. Vùng ngoại chí tuyến

=> Hướng dẫn giải: Chọn đáp án C. Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần/năm: tại chí tuyến Bắc và Nam.

Câu hỏi 4: Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất là do:

A. Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông

B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi

D. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục

=> Hướng dẫn trả lời: Đáp án cần chọn là: C.

Giải thích: Do trục Trái Đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời, nên Bắc bán cầu và Nam bán cầu lần lượt ngả về phía Mặt Trời nên nhận được lượng nhiệt khác nhau sinh ra mùa nóng, lạnh khác nhau; thời gian chiếu sáng cũng khác nhau. Từ đó sinh ra các mùa trên Trái Đất.

Câu hỏi 5: Theo dương lịch, các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí ở Việt Nam và một số nước khác ở bán cầu Bắc lần lượt là :

A. 22/12; 23/9; 22/6; 21/3

B. 21/3; 22/6; 23/9; 22/12

C. 22/6; 23/9; 22/12; 21/3

D. 23/9; 22/12; 21/3; 22/6

=> Hướng dẫn trả lời: Đáp án cần chọn là: B

Việt Nam và một số nước theo theo dương lịch ở bán cầu Bắc ( như Trung Quốc) lấy 4 ngày: xuân phân (21/3), hạ chí (22/6), thu phân (23/9) và đông chí (22/12) là bốn ngày khởi đầu của bốn mùa.

Câu hỏi 6: Ở nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?

A. Ở 2 cực.

B. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.

C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.

D. Các địa điểm nằm trên xích đạo.

=> Hướng dẫn trả lời: Chọn đáp án D. Các địa điểm nằm trên đường Xích đạo luôn nhận được lượng ánh sáng lớn hàng năm và tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc nên ở đây có hiện tượng ngày, đêm dài như nhau quanh năm.

Hy vọng bài viết trên đây của Luật Rong Ba đã cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức hữu ích. Trân  trọng cảm ơn!