Chứng nhận đăng ký kinh doanh

Muốn thành lập công ty thì cá nhân, tổ chức phải có chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vậy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Rong Ba.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?

Khoản 15 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:

“Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp”.

Như vậy, có thể thấy Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản pháp lý ghi lại những thông tin về doanh nghiệp do Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp nhằm mục đích quản lý và ghi nhận sự tồn tại của doanh nghiệp.

Các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp được cấp khi doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp như sau:

Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật doanh nghiệp;

Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày doanh nghiệp đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

Theo quy định tại Điều 28 Luật doanh nghiệp thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;

Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.

Như vậy, so với quy định của những Luật doanh nghiệp cũ thì nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020 đã không còn nội dung về ngành nghề kinh doanh và thông tin về cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần. Việc Luật doanh nghiệp 2020 quy định như vậy là để đảm bảo quyền tự do kinh doanh và tự do chuyển nhượng cổ phần của doanh nghiệp.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

– Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 Luật Doanh nghiệp 2020;

– Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 14, 15 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Trường hợp, thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

* Các trường hợp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

* Thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

– Bước 1: Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị cấp lại đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

– Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét cấp lại trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.

Nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;

– Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

– Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

– Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.

Các trường hợp phải thay đổi đăng ký kinh doanh

Theo quy định tại Điều 30 Luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi với Cơ quan Đăng ký kinh doanh khi thay đổi các nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo Điều 28 Luật doanh nghiệp thì các nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;

Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.

Như vậy, đối với những thay đổi liên quan đến nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải tiến hành Đăng ký thay đổi nội dung Đăng ký kinh doanh với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi.

Mức xử lý đối với doanh nghiệp khi không thực hiện thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh theo đúng quy định

Theo quy định của Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp quyết định thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thì sẽ bị xử lý  như sau:

“Điều 25. Vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi các nội dung Giấy chứng nhận doanh nghiệp theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”

chứng nhận đăng ký kinh doanh
chứng nhận đăng ký kinh doanh

Giấy chứng nhận đầu tư là gì?

Giấy chứng nhận đầu tư là giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền ban hành cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thường được gắn liền với các dự án đầu tư và áp dụng phần lớn cho các cá nhân, tổ chức có yếu tố nước ngoài.

Hay có thể hiểu Giấy chứng nhận đầu tư là điều kiện cần thiết để thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam, đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư trước khi thành lập doanh nghiệp.

Các trường hợp phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư

– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

– Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế được quy định tại Khoản 1 – Điều 23 của Luật đầu tư, cụ thể: Tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam khi thuộc các trường hợp sau:

+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ ít nhất 51% vốn điều lệ hoặc đa số thành viên hợp danh của công ty là cá nhân nước ngoài đối với công ty hợp danh;

+ Có thành viên là tổ chức kinh tế quy định tại khoản a nêu trên nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư nếu như thuộc các trường hợp nêu trên.

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư

– Với dự án đầu tư nằm trong diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của nhà nước, trong thời hạn 05 ngày làm việc tính từ ngày được nhận quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

– Các dự án đầu tư mà không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định, nhà đầu tư thực hiện thủ tục theo quy định sau đây:

a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ đầy đủ theo quy định cho cơ quan đăng ký đầu tư;

b) Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do từ chối.

Mục đích của việc xin giấy chứng nhận đầu tư này giúp cho nhà nước Việt Nam quản lý được việc đầu tư của khách hàng và được áp dụng cho tất cả các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài thực hiện đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam.

Các cá nhân, tổ chức muốn xin giấy chứng nhận cần đến sở kế hoạch và đầu tư để xin cấp.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong về chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu chứng nhận đăng ký kinh doanh và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin