Chùa bà đanh ở tỉnh nào

Hà Nam là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, Việt Nam.

Năm 2018, Hà Nam là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 51 về số dân, xếp thứ 44 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 23 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ sáu về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 808.200 người dân, GRDP đạt 44.613 tỉ Đồng (tương ứng với 1,9376 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 55,2 triệu đồng (tương ứng với 2.397 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 11,05%.

Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng thủ đô, có vị trí địa lý:

Phía bắc giáp thành phố Hà Nội

Phía đông giáp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình

Phía đông nam giáp tỉnh Nam Định

Phía nam giáp tỉnh Ninh Bình

Phía tây giáp tỉnh Hòa Bình

Chắc hẳn đã đôi lần bạn nghe đến câu nói “vắng như chùa Bà Đanh”. Câu ví von này cho thấy sự vắng vẻ y như ngôi chùa vắng bóng người này. Vậy chùa bà đanh ở tỉnh nào , Chùa Bà Đanh ở đâu ? Hãy cùng chúng  khám phá điều ấy qua bài viết này bạn nhé.

Chùa Bà Đanh ở đâu? Chùa Bà Đanh ở tỉnh nào?

Chùa Bà Đanh còn có tên gọi khác là Bảo Sơn Tự, nằm ở thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Thông thường khi nhắc tới chùa, bạn sẽ nghĩ ngay đến sự đông đúc, náo nhiệt, tấp nập người đến thăm viếng, vãn cảnh.

Vậy nhưng chùa Bà Đanh lại không như thế, nơi đây nổi tiếng với câu nói “vắng như chùa Bà Đanh”. Và cũng chỉ với câu nói ấy, chắc hẳn bạn đã thấy được sự tĩnh lặng và yên bình của ngôi chùa này.

Để di chuyển tới chùa Bà Đanh không hề khó, bạn chỉ cần men theo quốc lộ 1 từ Hà Nội đến Thành phố Phủ Lý, rồi rẽ qua cầu Hồng Phú và di chuyển thâm khoảng 10km theo quốc lộ 21 tới cầu Cấm Sơn là đến.

Vị trí địa lí của chùa Bà Đanh

Nằm cách thành phố Phủ Lý gần 7km chạy hướng QL21B về phía Tây Nam. Chùa Bà Đanh hay còn gọi “Bảo Sơn Nữ”, tọa lạc trên một vùng đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam.

Chùa có diện tích khoảng 10ha, được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung. Bởi ngôi chùa có vị trí là nơi sơn thủy hữu tình. Khuôn viên chùa là một tổng thể. Bao gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ.

Kiến trúc chùa Bà Đanh

Kiến trúc của chùa là quần thể những kiến trúc độc đáo, tinh tế và vô cùng đẹp mắt, điển hình của kiến trúc cổ xưa với những chi tiết chạm khắc tinh xảo. Chùa Bà Đanh là một tổng thể bao gồm nhiều công trình với gần bốn mươi gian (chưa kể hệ thống nhà cầu) đan xen, bổ trợ cho nhau

Theo nhân dân địa phương cho biết thì ngôi chùa này được xây dựng từ lâu đời và đã được tu sửa nhiều lần. Các công trình hiện nay đều được xây dựng từ thế kỉ 19 trở lại đây.

Các kiến trúc từ tam quan, hành lang, nhà bái đường đến thượng điện đều được xây đăng đối theo một trục chính ở giữa và độ cao được nâng dần lên từ ngoài vào trong, điểm chốt cuối cùng là nhà thượng điện. Toàn bộ ngôi chùa từ bố cục đến kiến trúc, chạm khắc đều mang đậm phong cách xây dựng cổ truyền của dân tộc.

Chùa Bà Đanh mang kiến trúc dân gian đặc sắc, nổi bật ở khu vực cổng tam quan, nhà trung đường và nhà thượng điện.

Cổng tam quan: xung quanh cổng có vườn hoa với hoa nhài, mẫu đơn cùng cây cau khẳng khiu che bóng mát. Hai dãy hành lang được dựng bằng gỗ lim tốt, lợp ngói lam, với tường bao quanh độc đáo.

Nhà trung đường: có 5 gian liền kề với bái đường được bít 2 đầu và lợp ngói lam.

Nhà thượng điện: tuy nhỏ nhưng được bao xung quanh bằng gỗ lim thiết kế 3 gian.

Chùa Bà Đanh thờ ai?

Chùa Bà Đanh thờ ai? Đây là câu hỏi được khá nhiều du khách quan tâm khi tìm tới nơi này. Chùa Bà Đanh thờ Tứ Pháp – là tín ngưỡng Tứ Phủ, một trong những tín ngưỡng dân gian phổ biến ở những ngôi chùa của miền Bắc Việt Nam như chùa Pháp Điện, chùa Pháp Vân, chùa Pháp Vũ…

Bên cạnh đó, chùa còn thờ nữ thần thiên nhiên giúp mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu nên người dân gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, sau gọi tắt là chùa Bà Đanh. Đây cũng chính là lý do vì sao tên ngôi chùa này lại được gọi là Bà Đanh.

Sự tích chùa Bà Đanh vắng khách tại sao?

Một trong những lý do chùa vắng khách là do trước đây chùa nằm ở vị trí khó khăn cho việc di chuyển, bao quanh là rừng và sông mà lại xa dân cư, có thú dữ nên nhiều người ngại hành hương qua đây.

Bên cạnh đó, người dân kể lại là do chùa rất linh thiêng, người đi qua chùa mà có những lời nói sai trái, thái độ không tốt là sẽ bị trừng phạt nặng nề. Vì vậy, người dân ít đến nhằm tránh tai họa do vạ miệng mà ra.

Thành ngữ “Vắng tanh như chùa Bà Đanh” có ý nghĩa như thế nào?

Để lý giải cho thành ngữ “Vắng tanh như chùa Bà Đanh”, nhiều nhà nghiên cứu đưa ra rất nhiều giả thuyết. Nổi tiếng nhất trong số đó là do chùa bà Đanh rất linh thiêng. Tên chùa Bà Đanh dựa trên địa danh thôn Đanh xá nơi chùa tọa lạc và sự vắng vẻ khó hiểu một chốn linh thiêng trang nghiêm bậc nhất như thế có khi được dẫn giải do vị trí độc đạo và thế khuất vắng của chùa.

Bên cạnh đó người dân địa phương thường kể lại rằng, Bảo Sơn Tự rất linh thiêng, người đi đường nếu dám cười cợt, bất kính dù chỉ 1 câu cũng sẽ bị trừng phạt nặng nề. Chính vì lẽ đó mà càng ngày càng ít người dám đến thờ cúng do sợ “vạ từ miệng mà ra”.

Chùa Bà Đanh là nơi có núi, có sông nhưng lại vô cùng vắng vẻ vì xa khu dân cư cho nên mới hiếm người qua lại. Trải qua thời gian, tuy nhà cửa có được xây dựng nhiều hơn nhưng mà vì chùa vẫn nằm riêng lẻ ở một góc cho nên người dân cũng không có thói quen ghé qua viếng chùa nhiều cho lắm.

Chùa Bà Đanh chỉ đông đúc hơn đôi chút vào ngày Rằm hay Mồng Một khi mọi người vào lễ, còn ngày thường thì cực kỳ vắng vẻ.

Thực tế, còn rất nhiều giai thoại được dân gian truyền miệng nhưng hầu hết đều bị thời gian làm phôi pha hết. Ngày nay, các sự tích đều mang tính tham khảo, tương đối do có nhiều dị bản khác nhau, khó chính xác hoàn toàn. 

Chùa Bà Đanh ngày nay vẫn đẹp lung linh trong vị thế thắng tích bậc nhất đất Bắc trong hệ thống chùa Phật giáo. Mặt trước, nơi hướng ra sông Đáy, có ngôi đền kín cửa rêu cũ kỳ bí không rõ bên trong thờ phượng vị Thần hay Thánh nào. Và không xa nơi ấy, mấy bước chân, núi Ngọc tua tủa rễ cây nghìn năm bổ túc cho nét hay của cổ tự.

Dù chùa bà Đanh dẫu có vắng vẻ, có phần cô tịch nhưng chính điều đó lại làm nên 1 vẻ đẹp mà những ngôi chùa khác hiếm có được, đó là sự thanh tịnh, yên bình đem đến không khí thanh khiết trong lành cho quý Phật tử đến vãn cảnh.

 lý do giúp chùa Bà Đanh vang danh gần xa

Có lịch sử hàng trăm năm tuổi, chùa Bà Đanh Hà Nam có không gian yên bình, tĩnh lặng cùng nghệ thuật điêu khắc dân gian đặc sắc.
Phía Nam là bến lên cổng tam quan với tam cấp trải dài có hai hàng trụ chóp hình búp sen. Phía Bắc là núi Ngọc rất nhiều cây xanh, cành lá sum suê, trên đỉnh có một cây si cổ thụ hàng trăm tuổi thỏng xuống vô số rễ bám vào vách đá rất kỳ vĩ.

Chùa Bà Đanh Hà Nam còn là “căn cứ địa” trong kháng chiến. Từ năm 1946 đến 1950 là địa điểm tập luyện của du kích, là đầu não của cách mạng, nơi bộ đội đóng quân và là đầu mối giao thông quan trọng giúp cuộc kháng chiến giành thắng lợi.

Lễ hội chùa Bà Đanh

Đã thành lệ bao đời, lễ hội chùa Bà Đanh được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm nhằm tri ân đức thánh bà Pháp Vũ, một vị thần trong Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đây là vị thần phù trợ cho việc sản xuất nông nghiệp được tốt tươi, đời sống nhân dân được no đủ. Đồng thời lễ hội cũng nhằm tôn vinh, cảm tạ ân đức của các vị thần phật được thờ ở trong chùa đã phù trợ cho cuộc sống của nhân dân.

Tùy từng năm và dựa vào tình hình thời tiết, thời vụ của nhân dân trong vùng mà nhà chùa chọn ngày đẹp rồi báo cáo với ủy ban nhân dân huyện Kim Bảng.

Khi đã ấn định được ngày diễn ra lễ hội rồi mới thông báo rộng dãi cho toàn thể dân chúng. Lễ hội thường được diễn ra trong ba ngày, có năm lấy ngày mồng 9-10-11 tháng 2 âm lịch, có năm lấy ngày 20-21-22 tháng 2, có năm là ngày 15-16-17 tháng 2 âm lịch để tổ chức lễ hội.

Du lịch chùa Bà Đanh nên đi vào thời gian nào?

Du lịch chùa Bà Đanh du khách nên lựa chọn thời điểm phù hợp. Du khách nên đi du lịch chùa Bà Đanh vào dịp đầu năm để cầu cho mưa thuận gió mùa hòa. Du khách có thể sắp xếp thời gian hợp lý để có chuyến đi du lịch khám phá chùa Bà Đanh và các địa điểm khác tại Hà Nam.
Phương tiện đi du lịch chùa Bà Đanh ​Di chuyển đi du lịch chùa bà Đanh du khách có thể lựa chọn các phương tiện khác nhau như: xe máy, xe khách, máy bay,…

Di chuyển bằng xe khách du khách có thể đi từ các tỉnh thành khác nhau để đến Hà Nam.

Di chuyển đến Hà Nam bằng máy bay, du khách sẽ dừng chân tại sân bay Quốc tế Nội Bài. Sau đó di chuyển xe khách từ Hà Nội đến Hà Nội để tham quan chùa.

Di chuyển bằng xe máy: Đối với các bạn trẻ hay thích đi phượt thì xe máy chính là sự lựa chọn tuyệt vời nhất.

Những lưu ý khi đến chùa Bà Đanh

Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.

Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.

Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.

Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.

Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình

Hy vọng rằng qua bài viết này Rong Ba Travel đã giúp bạn biết được chùa Bà Đanh ở đâu, thuộc tỉnh nào cũng như nắm được lịch sử và thông tin về lễ hội chùa Bà Đanh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết..

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin