Chi phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Khi thành lập kinh doanh hộ cá thể cần phải nộp những lệ phí, chi phí gì? Để giúp cho cá nhân, hộ gia đình có sự chuẩn bị về tài chính để làm thủ tục thành lập hộ kinh doanh. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết chi phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể của Luật Rong Ba dưới đây.

Quy định liên quan đến chi phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Đối tượng thành lập hộ kinh doanh

Theo quy định về đăng ký thành lập doanh nghiệp, có 3 đối tượng được phép đăng ký hộ kinh doanh đó là:

– Cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Một nhóm cá nhân có đủ điều kiện vừa nêu;

– Hộ gia đình

Vậy, đối tượng thành lập của hộ kinh doanh là công dân Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy của Bộ Luật Dân sự 2015 ngoại trừ các trường hợp được đề cập tại Khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Ngoài ra, cần lưu ý cá nhân, thành viên hộ gia đình đáp ứng điều kiện thành lập hộ kinh doanh chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân. Tuy nhiên, không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh

Quy định tại Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh:

– Khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

– Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

– Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra Thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh nào có hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên, có quy mô ổn định cần phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 89 ngoại trừ các hộ gia đình sản xuất nông,lâm,ngư nghiệp,làm muối hoặc những người bán hàng rong, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp,… thì không cần đăng ký hộ kinh doanh dựa theo Khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Các chủ hộ kinh doanh phải thực hiện đúng các nghĩa vụ về thuế,nghĩa vụ tài chính và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình và đảm bảo đáp ứng đầy đủ những điều kiện khác được quy định tại Khoản 2,khoản 3 Điều 80 và khoản 1,4,5 Điều 81 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Cụ thể:

– Chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

– Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

– Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.

– Chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.

– Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không?

Chúng ta đã biết hộ kinh doanh do chính một cá nhân, một hộ gia đình hoặc do chính một nhóm người làm chủ và hình thức kinh doanh có quy mô rất nhỏ. Mọi hoạt động kinh doanh sẽ do chính cá nhân đó hoặc do chính nhóm người tự đưa ra quyết định và tự chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với tài chính của hộ. Ngoài ra, hộ kinh doanh không được xem là doanh nghiệp cũng như không có tư cách pháp nhân nên hộ kinh doanh sẽ không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, không được hưởng các quyền lợi của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020 và không được áp dụng Luật Phá sản 2014 khi hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh có tình trạng thua lỗ. Thêm vào đó, chủ của hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của hộ kinh doanh; điều này có nghĩa là chủ hộ kinh doanh phải bằng toàn bộ tài sản của mình như theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã đề cập đến.

Đặt tên hộ kinh doanh

Việc đặt tên cho hộ kinh doanh được căn cứ vào Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trong đó, chúng ta có thể đút kết ra rằng, khi chủ hộ thành lập hộ kinh doanh, bắt buộc phải có cụm chữ “ Hộ kinh doanh” còn những thành phần khác trong tên hộ kinh doanh phải đáp ứng được tất cả điều kiện và chủ hộ phải tránh những điều luật cấm mà Nghị định này đưa ra. Như vậy, việc đặt tên cho hộ kinh doanh mới được xem là hợp lệ.

Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Khi chủ hộ kinh doanh đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh, trong trường hợp hộ kinh doanh được đáp ứng đầy đủ điều kiện tại Khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Ngoài ra, các quy định có liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cũng được luật hiện hành đề cập trong Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Vì hộ kinh doanh chỉ có mô hình kinh doanh nhỏ nên chủ hộ kinh doanh có thể lựa chọn chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh thành doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển. Mọi hoạt động đăng ký chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp chủ hộ kinh doanh phải tuân theo các quy định tại Điều 27 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Lệ phí làm giấy phép kinh doanh hộ gia đình

Nộp lệ phí đăng ký giấy phép kinh doanh là một trong những nghĩa vụ mà chủ thể kinh doanh phải nộp cho cơ quan nhà nước cấp giấy phép kinh doanh để doanh nghiệp có thể hoạt động trên thực tế một cách hợp pháp và đúng luật.

Như vậy, chi phí kinh doanh là mức phí mà nhà nước quy định cho chủ thể đăng ký kinh doanh phải nộp cho nhà nước khi thực hiện hoạt động đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp khi được thành lập sẽ được cung cấp một mã số doanh nghiệp, trong đó, mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.

Hiện nay, đối tượng nộp phí, lệ phí đăng ký xin giấy phép kinh doanh được quy định tại Điều 2, Người nộp phí, lệ phí; Thông tư số 47/2019/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp, theo đó:

Tổ chức, cá nhân khi đăng ký doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Tổ chức, cá nhân khi sử dụng các dịch vụ cung cấp thông tin doanh nghiệp phải nộp phí cung cấp thông tin doanh nghiệp.

chi phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể
chi phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Chi phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Mức chi phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể nếu khách hàng tự mình đi thực hiện thì chỉ mất 100.000 đồng/ lần nộp hồ sơ cho cơ quan chức năng. Nhưng trên thực tế khi đi thực hiện mức phí này có thể cao hơn.

Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp

Có 3 loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp theo quy định của pháp luật là: thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Các loại thuế phí này nộp căn cứ vào doanh thu hàng năm. Ngoài ra, hộ kinh doanh còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.

Thuế môn bài

Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP, kể từ ngày 01/01/2017 thì mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính dựa vào mức thu nhập hàng năm của hộ kinh doanh đó, bao gồm 3 mức như sau:

Trường hợp

Mức thuế phải nộp

Doanh thu từ 100 triệu/ năm trở xuống

Miễn thuế

Hộ kinh doanh sản xuất muối
Cá nhân/ hộ gia đình/ nhóm sản xuất, kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định
Tổ chức/ cá nhân/ nhóm/ hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần về nghề cá.

Miễn thuế

Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu đồng/năm

300.000 đồng/năm

Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu đồng/năm

500.000 đồng/năm

Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm

1.000.000 đồng/năm

Thuế GTGT

Theo phương pháp thuế khoán, dựa trên doanh thu trong từng lĩnh vực, ngành, nghề cần nộp thuế hộ kinh doanh theo tỷ lệ

– Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%.

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%.

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%.

– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

(Theo Thông tư 92/2015/TT-BTC)

Thuế thu nhập cá nhân

Cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không phải nộp thuế TNCN.

Trường hợp còn lại, cá nhân kinh doanh nộp thuế dựa trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh (theo phương pháp khoán):

Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%. Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%.

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%.

Hoạt động kinh doanh khác: 1%.

(Theo Thông tư 92/2015/TT-BTC)

Như vậy, hộ kinh doanh của bạn sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân dựa vào thu nhập hàng tháng, thuế giá trị gia tăng và lệ phí môn bài được tính theo năm, doanh thu của bạn từ 150-200 triệu/năm thì lệ phí môn bài bạn sẽ đóng là 300.000 đồng/năm theo thông tư số 302/2016/TT-BTC.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về chi phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu chi phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin