Cách làm cccd online

Hiện nay, vì do dịch bệnh phát triển kèm theo đó là các biến động bên ngoài vì thế việc con người sử dụng hình thức công nghệ. Nó không chỉ diễn ra ở việc đặt thức ăn hay mua quần áo trên mạng nữa mà việc đăng ký căn cước công dân online cũng được diễn ra trên đó. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa biết cách làm như thế nào cho đúng với quy định của pháp luật. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật Rong Ba in đưa ra một số thông tin về cách làm cccd online, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Quy định của pháp luật về cách làm cccd online

Có 2 cách để người dân có thể làm căn cước công dân (CCCD) online.
cách làm cccd online
cách làm cccd online

Cách đặt lịch làm căn cước công dân gắn chip trên Zalo.

Công an nhiều tỉnh thành như TPHCM, Bắc Giang… đã có tài khoản Zalo để công dân đăng ký.

Nội dung đăng ký gồm: Họ tên; Ngày/tháng/năm sinh; Địa chỉ thường trú (ghi đầy đủ số nhà, tổ, khu phố, phường); Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân; Thời gian đăng ký lên làm căn cước công dân (giờ, ngày, tháng, năm); Số điện thoại liên hệ; Hình chụp sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân/căn cước công dân.

Cụ thể:

Bước 1. Cập nhật ứng dụng Zalo lên phiên bản mới nhất trên điện thoại.

Bước 2. Chọn khung “Tìm kiếm” và nhập tên đơn vị Công an nơi cư trú (cấp quận. Ví dụ ở quận Hà Đông, Hà Nội thì nhập tên cơ quan này) > nhấn “Quan tâm”.

Bước 3. Chọn nút “Xem số căn cước công dân đang làm” và xem danh sách lấy số thứ tự đăng ký làm căn cước công dân theo từng phường, bạn kéo qua sẽ thấy link danh sách.

Cách đặt lịch làm Căn cước công dân gắn chip trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Bước 1: Đầu tiên bạn hãy truy cập vào trang web của Cổng dịch vụ công quản lý cư trú của nhà nước, đường link trang web: Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

Sau đó, hãy chọn vào mục căn cước công dân để bắt đầu đăng ký làm căn cước công dân online.

Bước 2: Dùng tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia của bạn để đăng nhập.

Bước 3: Chọn vào mục “Cấp thẻ Căn cước công dân” và chọn vào lý do thực hiện. Mục này tùy theo tình trạng hiện tại của bạn mà bạn có thể chọn Cấp thẻ căn cước công dân chuyển từ chứng mình nhân dân 9 số hoặc 12 số hay cấp thẻ căn cước công dân lần đầu. 

Sau khi hoàn tất, bấm “Tiếp tục”.

Bước 4: Chọn vào Cấp thực hiện. Còn ở mục Cơ quan thực hiện, hãy chọn cơ quan công an nơi tỉnh bạn ở hoặc các cơ quan khác nếu bạn chọn mục khác rồi ấn vào Tiếp tục sau khi chọn xong. 

Bước 5: Tiếp đến là thông tin ở “Phiếu yêu cầu”. Người dân cần phải đọc kĩ lại các thông tin phía trên được lấy từ dữ liệu công dân Quốc gia.

Nếu chính xác, tích vào ô “Tôi xin cam đoan những thông tin kê trên tờ khai là đúng sự thật” rồi ấn “Tiếp tục”.

Bước 6: Tiếp tục chọn ngày “Đăng ký thu nhận thông tin căn cước công dân” và ấn vào “Tiếp tục”.

Bước 7: Một lần nữa bạn sẽ được đọc và xác nhận thông tin nhưng lần này bạn sẽ được cấp thêm một mã hồ sơ, và bấm vào “Tiếp tục”.

Bước 8: Một giấy hẹn sẽ được hiện ra và công dân có thể in và lưu lại trong điện thoại, máy tính để trình cơ quan công an khi đến làm căn cước công dân.

Công dân chọn Nơi nộp tờ khai và ngày lên nộp (trong 7 ngày từ ngày nộp Tờ khai online, trừ chiều thứ Bảy và ngày Chủ Nhật).

Lưu ý: Mỗi buổi sáng hoặc chiều chỉ nhận tối đa 150 lượt đăng ký đến làm thủ tục.

Cuối cùng, Nhập mã xác nhận gồm 5 ký tự vào ô; tích chọn Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên và nhấn Kiểm tra thông tin.

Lúc này, hệ thống sẽ hiển thị Tờ khai đầy đủ thông tin. Chỉnh sửa thông tin nếu có nhầm lẫn hoặc Xác nhận và lưu tờ khai nếu thông tin đã chính xác.

Lúc này, Tờ khai sẽ tự động lưu về máy. Đồng thời, trả về mã Tờ khai, thời gian hẹn đến làm việc.

Người dân in Tờ khai và đến làm thủ tục tại thời gian và địa điểm đã hẹn.

Bước 3: Đến làm thủ tục trực tiếp

Khi đến làm thủ tục trực tiếp, người dân phải xuất trình Sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin của công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Sổ hộ khẩu. Trường hợp thông tin trên Sổ hộ khẩu chưa đầy đủ hoặc không thống nhất với thông tin công dân khai trên Tờ khai Căn cước công dân thì yêu cầu công dân xuất trình Giấy khai sinh, CMND cũ hoặc các giấy tờ hợp pháp khác về những thông tin cần ghi trong Tờ khai Căn cước công dân.

Trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ CMND sang thẻ CCCD thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thu CMND và cắt góc hoặc hủy theo quy định

Có được nhờ người khác điền hộ tờ khai làm CCCD online không?

Người đến làm thủ tục không biết chữ hoặc không thể tự kê khai được thì có thể nhờ người khác kê khai hộ theo lời khai của mình. Người kê khai hộ phải ghi “Người viết hộ”, kê khai trung thực, ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về việc kê khai hộ đó.

Căn cước Công dân bị mất làm lại khi nào?

Khi đã được cơ quan công an cấp Căn cước công dân (gắn chíp hoặc mã vạch, chưa gắn chip) mà làm mất thẻ.

Mất căn cước công dân làm lại ở đâu?

Người cần cấp lại thẻ CCCD bị mất sẽ thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Điền thông tin cá nhân vào mẫu Tờ khai CCCD

– Người cần cấp lại thẻ CCCD bị mất đến tại Đội Cảnh sát Quản lý hành chính thuộc Công an Quận, huyện hoặc Phòng Cảnh sát QLHC thuộc Công an cấp tỉnh nơi đăng ký thường trú hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh (nếu đã triển khai). Thời gian đến tại các địa điểm trên là trong giờ hành chính, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

– Lấy 01 mẫu Tờ khai Căn cước công dân (Mẫu CC01) có sẵn tại các địa điểm trên, điền đầy đủ thông tin theo mẫu, ký vào tờ mẫu này và nộp cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ. 

Người cần cấp lại CCCD bị mất cũng có thể đăng ký cấp lại thẻ Căn cước công dân theo hình thức trực tuyến online trên trang web của Cổng dịch vụ công (khai Tờ khai điện tử, gởi đính kèm hình ảnh các giấy tờ cần xuất trình và đăng ký thời gian, địa điểm đến làm thủ tục)

Bước 2: Nộp tờ khai CCCD, các giấy tờ liên quan và xác nhận lại thông tin

– Sau khi nộp tờ khai, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ đề nghị xuất trình sổ hộ khẩu. Nếu còn sổ hộ khẩu thì nộp để cán bộ tiếp nhận tiến hành kiểm tra, đối chiếu các thông tin trên sổ hộ khẩu với tờ khai CCCD vừa nộp để xác định người khai tờ khai có phải là người cần cấp lại thẻ căn cước công dân hay không.

 Nếu không còn sổ hộ khẩu (do đã bị thu hồi khi làm căn cước, làm các thủ tục có liên quan đến hộ khẩu…), cán bộ tiếp nhận sẽ tra cứu trên máy tính tại nơi cấp CCCD để xác định là đã có thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hay chưa.

– Ngoài sổ hộ khẩu, người đi làm căn cước bị mất cần phải mang thêm các giấy tờ hợp pháp thể hiện sự thay đổi, bổ sung thông tin cá nhân so với thông tin trên thẻ căn cước đã bị mất để xuất trình cho cán bộ tiếp nhận để họ cập nhật vào CSDL quốc gia về dân cư. Ví dụ: mang theo giấy khai sinh có ghi thay đổi về ngày, tháng, năm sinh, họ, tên hoặc mang theo giấy chứng nhận kết hôn nếu đã có vợ hoặc chồng.

Bước 3: Ký xác nhận vào Phiếu thu nhận thông tin CCCD (Mẫu CC02) và làm căn cước công dân

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sau khi kiểm tra, đối chiếu xác định thông tin mà công dân đã cung cấp trong tờ khai CCCD khớp với thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì tiến hành dùng máy quét để thu nhận dấu vân tay và dùng máy chụp ảnh để chụp ảnh chân dung tại chỗ.

Từ dữ liệu vừa được cập nhật, bổ sung cùng với dấu vân tay, ảnh chụp vừa mới thu nhận, cán bộ tiếp nhận sẽ in ra 01 Phiếu thu nhận thông tin CCCD và đưa cho người đến làm CCCD kiểm tra, ký xác nhận vào phiếu này rồi đưa lại cho cán bộ tiếp nhận. Quá trình này chỉ mất khoảng 10 phút. 

Bước 4: Nhận thẻ căn cước công dân

– Thời gian được nhận lại thẻ CCCD được cấp tối đa là 15 ngày làm việc (không tính thứ 7, Chủ nhật, ngày nghỉ lễ Tết) và được ghi rõ trong giấy hẹn. (Đây là thời gian để cơ quan công an tiến hành in thông tin lên phôi thẻ CCCD có gắn chip)

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba với nội dung cách làm cccd online. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về pháp luật dân sự và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin