Các bước mở quầy thuốc

các bước mở quầy thuốc

các bước mở quầy thuốc bao gồm những gì, đáp ứng đủ điều kiện để có thể mở quầy thuốc, cần bao tiền để mở quầy ngày 10/04/2016 Quốc hội đã thông qua “Điều kiện mở nhà thuốc là gì?” trong bản dự thảo về Luật Dược. Vấn đề được nhiều người quan tâm nhất trong bộ luật này chính là điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề Dược và phải đáp ứng được những điều kiện gì mới có thể mở được quầy thuốc hoặc nhà thuốc.

Để có thể mở được nhà thuốc thì các  bạn bắt buộc phải tốt nghiệp ngành Dược sĩ hệ Đại học trở lên và phải có kinh nghiệm thực hành ngành Dược tại các cơ sở chuyên môn về thuốc ít nhất là 2 năm. 

Điều kiện để mở được quầy thuốc là các bạn phải tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Trung cấp ngành Dược và có kinh nghiệm thực hành  tại các cơ sở kinh doanh về thuốc trong khoảng thời gian ít nhất là 1,5 năm.

Với những điều kiện trên, có thể thấy những sinh viên sau khi tốt nghiệp Trung cấp Dược và thực hành tại các cơ sở kinh doanh thuốc khoảng 18 tháng chỉ đủ điều kiện để mở quầy thuốc. Nếu muốn mở nhà thuốc các bạn bắt buộc phải học liên thông lên Đại học và có thời gian thực hành nghề nhiều hơn.

Phải có chứng chỉ hành nghề Dược do Sở y tế cấp.

Trước khi tìm hiểu về điều kiện để được cấp chứng chỉ ngành Dược thì chúng ta phải hiểu được chứng chỉ hành nghề Dược.

Những người được cấp chứng chỉ hành nghề Dược có thể phụ trách 1 số công việc trong ngành Dược như: nghiên cứu, sản xuất, kiểm định chất lượng, phân phối, kinh doanh thuốc…

Theo đó, nếu các bạn muốn được cấp chứng chỉ hành nghề Dược các bạn phải

Tốt nghiệp đại học các ngành Dược, Y đa khoa, Y học cổ truyền hoặc Dược học cổ truyền, sinh học, hóa học…

Tốt nghiệp Cao đẳng, Trung cấp các ngành: Dược, ngành Y, Y học cổ truyền, Dược học cổ truyền…

Tốt nghiệp Trung cấp dược.

Có chứng chỉ sơ cấp Dược; giấy chứng nhận về lương Dược, lương Y; giấy chứng nhận hoặc văn bằng bài thuốc gia truyền; các loại giấy chứng nhận, chứng chỉ khác về Y Dược được cấp trước khi bộ Luật Dược được thông qua ngày 10/04/2016 có hiệu lực.

Sau khi dự thảo Luật Dược được thông qua, mọi người rất lo lắng vì những cử nhân tốt nghiệp ngành Sinh, Hóa cũng có thể được cấp chứng chỉ hành nghề Dược.

Có thể các bạn đã hiểu sai vấn đề. Như thông tin đã được cung cấp phía trên. Những người được cấp chứng chỉ hành nghề Dược chỉ phụ trách một hoặc 1 số công việc trong ngành Dược chứ không phải là người phụ trách chuyên môn về Dược.

Như vậy, sẽ không có chuyện sinh viên tốt nghiệp Đại học những chuyên ngành như Hóa, Sinh được phép phụ trách chuyên môn Dược và mở quầy thuốc  hoặc nhà thuốc.

Đăng ký giấy phép kinh doanh

Căn cứ Điểm d Khoản 1 Điều 33 Luật dược năm 2016 quầy thuốc cần phải đáp ứng những yêu điều kiện nhất định để được cấp giấy chứng nhận.

Về điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật

Được quy định cụ thể tại Phụ lục I-1b thông tư 02/2018/TT- BYT như sau:

– Địa điểm cố định, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm.

– Được tách biệt với các hoạt động khác.

– Xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải dễ làm vệ sinh, đủ ánh sáng nhưng không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời.

– Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh nhưng tối thiểu là 10m2, phải có khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc tiếp xúc và trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người bán lẻ.

– Phải bố trí thêm khu vực cho những hoạt động khác như:

Khu vực ra lẻ các thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc để bán lẻ trực tiếp cho người bệnh.

Kho bảo quản thuốc riêng (nếu cần).

Phòng hoặc khu vực tư vấn riêng cho người mua thuốc/bệnh nhân.

Trường hợp kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế thì phải có khu vực riêng, không bày bán cùng với thuốc và không gây ảnh hưởng đến thuốc; phải có biển hiệu khu vực ghi rõ “Sản phẩm này không phải là thuốc”.

– Phòng phải có trần chống bụi, nền và tường nhà bằng vật liệu dễ vệ sinh lau rửa, khi cần thiết có thể thực hiện công việc tẩy trùng.

– Có chỗ rửa tay, rửa và bảo quản bì đựng.

Điều kiện về nhân sự

– Người phụ trách chuyên môn tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp đại học nghành dược, phải có Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định hiện hành.

Cụ thể theo quy định của Điều 18 Luật dược năm 2016 như sau:

Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có bằng tốt nghiệp đaị học ngành dược và có 2 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở phù hợp. Người chịu tránh nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác lâm sàn của nhà thuốc.

Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có Bằng tốt nghiệp ngành dược từ trung cấp trở lên và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

– Quầy thuốc có nguồn nhân lực thích hợp về số lượng, bằng cấp, kinh nghiệm nghề nghiệp để đáp ứng quy mô hoạt động.

– Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, giao nhận, bảo quản thuốc, quản lý chất lượng thuốc phải có bằng cấp chuyên môn và có thời gian thực hành nghề nghiệp phù hợp với công việc được giao, trong đó:

Người trực tiếp bán lẻ thuốc phải có văn bằng chuyên môn dược từ sơ cấp dược trở lên.

Nhân viên cung cấp thông tin cho người mua thuốc độc, thuốc kê đơn phải là người phụ trách chuyên môn hoặc người có văn bằng chuyên môn dược từ trung cấp ngành dược trở lên.

Tất cả các nhân viên thuộc trường hợp quy định trên phải không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn y, dược.

– Nhân viên phải được đào tạo ban đầu và đào tạo liên tục về thực hành tốt bán lẻ thuốc.

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh quầy thuốc

Điều 38 Luật dược năm 2016 và Điều 32 Nghị định 54/2017/NĐ-CP hồ sơ xin cấp giấy phép bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo mẫu.

– Giấy chứng nhận thực hành tốt tại địa điểm kinh doanh ( nếu có) và tài liệu kỹ thuật về địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài kiệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc gồm:

– Sơ đồ nhân sự, danh sách nhân sự, tên, chức danh, trình độ chuyên môn.

– Bản vẽ bố trí các khu vực của cơ sở bán lẻ.

– Danh mục trang thiết bị (bao gồm cả thông tin về hê thống máy tính và phần mềm quản lý nối mạng).

– Danh mục các quy định, hồ sơ, tài liệu, các quy trình thao tác chuẩn.

– Bản tự kiểm tra Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc theo danh mục kiểm tra quy định tại Phụ lục II – 2a hoặc 2b hoặc 2c kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BYT đối với cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tương ứng.

– Trường hợp cơ sở bán lẻ thuốc đề nghị cấp giấy chứng nhận GPP cùng với giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ sở bán lẻ thuốc cần ghi rõ nội dung này trong đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dươc (theo thống tư 02/2018/TT-BYT).

– Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng lý doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý chứng minh việc thành lập cơ sở.

– Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề dươc.

Trình tự thủ tục xin phép mở quầy thuốc

Căn cứ Điều 33 Nghị định 54/2017/NĐ-CP và Khoản 12 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP trình tự để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược như sau:

Nộp hồ sơ: 2 bộ

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện về Sở y tế nơi đặt quầy thuốc.

Tiếp nhận và giải quyết

Đối với trường hợp đã được kiểm tra, đánh giá đáp ứng Thực hành tốt phù hợp với phạm vi kinh doanh, không phải tổ chức đánh giá thực tế tại cơ sở: 20 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Đối với trường hợp tổ chức đánh giá thực tế tại cơ sở: 30 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề dược: 01 (một) triệu đồng theo Thông tư 277/2016/TT-BTC.

các bước mở quầy thuốc
các bước mở quầy thuốc

Nhận kết quả

Cơ sở có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho các cơ sở bán lẻ thuốc, quầy thuốc: giám đốc sở y tế.

Mở quầy thuốc tây cần bao nhiêu tiền

Để có thể thành lập một cửa hàng thuốc tư nhân, bạn cần phải nắm được và hiểu rõ những việc mình cần làm. Một điều quan trọng cần phải nắm đó là chi phí hay số nguồn vốn cần thiết để mở một cửa hiệu. Và rõ ràng, để mở một hiệu thuốc thì bạn sẽ cần đến một số tiền không hề nhỏ.

Chi phí để thuê mặt bằng, trang thiết bị, cơ sở vật chất.

Điều kiện để mở nhà thuốc không thể không nhắc đến đó chính là mặt bằng. Kinh doanh thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm, thói quen của người Việt mỗi khi đau ốm thường sẽ tìm đến nhà thuốc gần nhà, nên những nhà thuốc tư nhân truyền thống vẫn có lợi thế hơn. Nên chọn vị trí gần khu đông dân cư, gần chợ với nhiều người qua lại.

Bạn phải đi khảo sát thị trường, tìm hiểu xem vị trí địa hình nào có thể mở hiệu. Quầy thuốc phải có vị trí phù hợp, thuận lợi, để mọi người tìm đến. Mặt bằng phải có không gian thoáng mát, sạch sẽ, gọn gàng, nằm ở mặt tiền.

Chi phí để thuê có thể rơi vào 4-5 triệu đồng hoặc cao hơn nhiều nếu là ở các thành phố lớn. Nếu nhà của bạn ở mặt tiền và đủ rộng rãi, nằm ở vị trí thuận lợi thì có thể dùng làm mặt bằng kinh doanh, nó sẽ tiết kiện một khoản chi phí so với những bạn đi thuê, đây là một lợi thế rất lớn.

Về trang thiết bị và cơ sở vật chất số tiền bạn cần chi cho khoản này có thể lên đến 50 triệu đồng hoặc nhiều hơn. Nếu bạn muốn không gian bán hàng đầy đủ vật chất tiện lợi thì hãy chi cho nó.

Một không gian bán hàng thoáng mát cũng có thể thu hút được nhiều khách hàng. Ngoài ra nó còn giúp bạn bảo quản được thuốc tốt hơn. Nhiều loại thuốc bắt buộc phải bảo quản lạnh, hầu hết các của hàng thuốc hiện nay đều có trang bị máy lạnh (điều hòa).

Chi phí thuê nhân viên hay người có bằng Dược sĩ

Nhiều bạn có đủ điều kiện để mở nhà thuốc nhưng lạ không có bằng Đại học Dược thì phải thuê người có Bằng Dược Đại học để đủ điều kiện mở nhà thuốc. Ngoài ra còn chi phí thuê nhân viên, nếu bạn trực tiếp là người bán thuốc thì sẽ tiết kiệm được khoản tiền này.

Đối với một nhà thuốc có quy mô lớn các bạn có thể muốn thuê nhân viên thu ngân và người phụ giúp bạn trong việc bán thuốc. Tất cả những khoản chi phí trên là phí cố định mà bạn phải đặt nó trong kế hoạch kinh doanh của mình.

Thông thường đến nhà thuốc thì người ta hay mua thuốc nhức đầu, ho, cảm, sổ mũi….và nhân viên bán hàng là người cần phải có trình độ chuyên môn để có thể chuẩn đoán đúng bệnh.

Bán hàng tại nhà thuốc là loại hình bán hàng tư vấn, năng lực tư vấn với bán hàng ảnh hưởng rất nhiều tới doanh thu, sức cạnh tranh.

Người bán thuốc cần phải có tâm và bán đúng liều đúng bệnh, đặc biệt nếu phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu nghiêm trọng thì nhắc nhở nên đi khám ở những tuyến cao hơn, tránh trường hợp tự mua tự chữa.

Chi phí cho các loại thuốc

Bạn sẽ phải dành rất nhiều tiền cho các loại thuốc. Khi kinh doanh, bạn phải đảm bảo nguồn thuốc của mình có chất lượng tốt, không phải là thuốc hết hạn hay hàng giả.

Hãy tìm hiểu nhiều nguồn hàng khác nhau và quyết định đâu mới là loại thuốc tốt cho cửa hàng của mình. Hơn nữa khách hàng chắc chắn sẽ ưu tiên cho quầy thuốc của bạn hơn nếu bạn kinh doanh nhiều loại thuốc chất lượng với nhiều công dụng khác nhau.

Vì mới đầu kinh doanh nên chi phí còn eo hẹp, để giảm bớt chi phí nhập hàng thì bạn nên nhập những danh mục hàng phổ thông cần thiết. Nên tham khảo bạn bè (người đã từng mở nhà thuốc) để xin họ những danh mục hàng có sẵn cần nhập, bạn cần chia thành 2 loại hàng:

Hàng phổ thông là loại hàng được dùng nhiều, phổ biến và rộng rãi nên ban bắt buộc phải nhập về để đáp ứng nhu cầu ngay;

Hàng tư vấn là loại hàng cần được sự tư vấn về tính năng cũng như là cách sử dụng, loại hàng này không cần nhập nhiều chủ yếu là dựa vào tình hình khách hỏi thăm mà tính toán số lượng.

Nên ghi lại những loại thuốc khách hàng hỏi mua mà cửa hàng không có để bổ sung. Sau một thời gian hoạt động và thường xuyên bổ sung danh mục thuốc thì của hàng của bạn có thể đáp ứng tốt cho nhiều yêu cầu khác nhau của khách hàng.

Uy tín của nhà thuốc thông qua chất lượng thuốc bán và giá cả. Đây là hai yếu tố quan trọng để giúp thu hút khách hàng. Nếu mình bán thuốc với liều dùng chất lượng, tác dụng nhanh nhưng giá cả phải chăng thì đương nhiên khách hàng sẽ tìm đến mình nhiều hơn. Chẳng ai muốn tiền mất lại không thuyên giảm bệnh.

Thử một lần, hai lần mà thấy không tác dụng thì khách hàng sẽ tìm đến nhà thuốc khác. Nên nguồn hàng thì chị tích cực tìm từ những trình dược viên khác, từ bạn của chị để có thể hưởng những ưu đãi.

Bên cạnh đó thì chị còn tạo mối quan hệ với những chỗ sỉ để có thể tự mình nhập hàng về, luôn đảm bảo nguồn hàng của mình nhập từ nhiều nơi chứ không bị động ở một chỗ.

Nên ký kết hợp tác với nhiều nhà cung cấp thuốc lớn để nguồn hàng được đảm bảo, những đơn vị này thường có chương trình hậu mãi khách hàng tốt hơn.