Bồi thường danh dự

Danh dự, nhân phẩm là những yếu tố nhân thân phi tài sản gắn liền với mỗi cá nhân, thể hiện phẩm chất, đạo đức và giá trị của mỗi cá nhân. Danh dự, nhân phẩm của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Khi có hành vi xâm hại đến và thậm chí hành vi vi phạm gây ra thiệt hại xảy ra trên thực tế thì cá nhân có quyền khởi kiện ra Tòa án để xử lý và yêu cầu bồi thường danh dự nhân phẩm. Sau đây bài viết bồi thường danh dự nhân phẩm của Luật Rong Ba để hiểu thêm các quy định của pháp luật. 

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự 2015

Hiến pháp năm 2013

Thế nào là danh dự, nhân phẩm? 

Danh dự là sự coi trọng của xã hội về con người hoặc tổ chức nào đó và được thừa nhận như một quyền nhân thân. Là phạm trù cá nhân mang tính xã hội, luôn gắn liền với chủ thể xác định, là một trong những yếu tố để khẳng định vai trò, vị trí, uy tín của một người hoặc một tổ chức trong xã hội, được Hiến pháp, pháp luật bảo hộ, không ai được xâm phạm.

Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.

Ai được quyền yêu cầu bồi thường danh dự nhân phẩm?

Cá nhân, cơ quan, tổ chức (người bị thiệt hại) có quyền yêu cầu người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm phải bồi thường thiệt hại cho mình. Trong trường hợp một người là đã chết, thì người thừa kế của người đã chết có quyền yêu cầu được bồi thường danh dự.

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm theo Hiến pháp

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một quyền hiến định. Theo khoản 1 Điều 20 Luật hiến pháp 2013:

“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín theo Bộ luật dân sự

Cụ thể hóa Điều 20 của Hiến pháp, trong Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 34 ghi nhận:

Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.”

Danh dự, nhân phẩm là những yếu tố nhân thân phi tài sản gắn liền với mỗi cá nhân, thể hiện phẩm chất, đạo đức và giá trị của mỗi cá nhân. Danh dự, nhân phẩm của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Khi danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị xâm phạm, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ các thông tin đã gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân. Cá nhân không chỉ được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín khi còn sổng mà cả khi cá nhân đã chết thì pháp luật vẫn duy trì sự bảo hộ. Cụ thể, vợ, chồng hoặc con thành niên của người bị xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín; hoặc cha, mẹ của cá nhân này trong trường hợp cá nhân không có vợ, chồng, con thành niên.

Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đãng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

Với sự phát triển của khoa học, công nghệ, những thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đãng tải nhanh chóng, trên một diện rộng. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào cũng xác định được người đưa tin. Đối với những trường hợp này, cá nhân bị đưa tin sẽ căn cứ vào phương thức yêu cầu tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng để bảo vệ quyền nhân thân của mình.

bồi thường danh dự
bồi thường danh dự

Cá nhân bị thông tin xấu làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín có quyền yêu cầu người vi phạm cải chính, công khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại. (nếu có). Bên cạnh các chế tài dân sự, trường hợp hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân có tính chất nguy hiểm cho xã hội, người có hành vi xâm phạm còn có thể phải gánh chịu những chế tài của pháp luật hình sự.

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được quy định tại Điều 592 Bộ luật dân sự 2015:

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút

Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Như vậy, khi danh dự, nhân phẩm, uy tín của một chủ thể bị xâm phạm, việc xác định thiệt hại cũng tương tự như khi sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm. Theo đó, thiệt hại cũng bao gồm: thiệt hại về vật chất và những tổn thất về tinh thần.

Thiệt hại về vật chất có thể xác định cụ thể thông qua các phương pháp khác nhau, và người bị thiệt hại phải chứng minh các thiệt hại yêu cầu bồi thường nhưng phải bảo đảm nguyên tắc hợp lý.

Thiệt hại về tinh thần không thể xác định cụ thể bằng các đơn vị đo lường, nhưng bản thân người bị thiệt hại không phải chứng minh cho yêu cầu của mình, bởi đây là những thiệt hại đương nhiên khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Mức bồi thường thiệt hại về tinh thần trước hết cũng do các bên thỏa thuận, nếu các bên không thể thỏa thuận thì Tòa án sẽ xác định một mức hợp lý nhưng không vượt quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Đơn tố cáo về việc xúc phạm danh dự nhân phẩm:

Khi có hành vi xâm phạm, người bị hại, người chứng kiến hoặc người thân có thể làm Đơn tố cáo trình lên cơ quan có thẩm quyền để xử lý, giải quyết. Mẫu đơn tố cáo bạn có thể tham khảo sau:

Mẫu đơn tố cáo về việc xúc phạm danh dự nhân phẩm: 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………, ngày …..tháng……..năm 20…

ĐƠN TỐ CÁO

(Về hành vi làm nhục người khác của …………………..)

Kính gửi: …………………………………………………………

Tôi tên là: ……………………………….…… Sinh ngày:…………………

CMND/TCC số: …………………………………………………………..…

Ngày cấp: …./…../ 20……………………. Nơi cấp: ………………….……

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại:………………………………………………………………

Tôi làm đơn này tố cáo với cơ quan …………………… về hành vi làm nhục người khác của …………………… ở tại ……………………….., hiện đang làm việc, công tác tại ………………………….

Cụ thể sự việc xảy ra như sau:

…………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Từ những sự cố trên, có thể khẳng định rằng những lời nói của …………………………. đã xúc phạm danh dự và nhân phẩm của tôi. Để đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình, tôi viết mẫu đơn này để tố cáo ………………………….. đã thực hiện các hành vi làm nhục người khác quy định tại Điều 121 của Bộ luật Hình sự.

Tôi cam kết rằng tất cả các nội dung trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều trên.

Tôi mong muốn các cơ quan xem xét và giải quyết. Tôi xin chân thành cảm ơn.

NGƯỜI TỐ CÁO

(ký và ghi rõ họ tên)

Đơn khởi kiện về bồi thường danh dự nhân phẩm

Kèm theo đơn tố cáo, nếu xét thấy hành vi xâm phạm gây ra thiệt hại đáng kể cần thiết thì những đối tượng này làm đơn khởi kiện để xử lý theo quy định pháp luật và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Đơn khởi kiện xúc phạm danh dự nhân phẩm là mẫu đơn do cá nhân hoặc nhóm cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết (thường là Tòa án có thẩm quyền theo pháp luật tố tụng) xem xét giải quyết tranh chấp phát sinh từ hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của chủ thể khác bởi hành vi này là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể nhất định theo quy định của pháp luật.

Mẫu đơn khởi kiện về bồi thường danh dự nhân phẩm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM            

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

……………., ngày    tháng    năm 20… 

ĐƠN KHỞI KIỆN

V/v: ……………………………………………

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN ………………………………………..

Người khởi kiện: ………………………………                 Sinh năm: 1990

Chứng minh nhân dân: …………………………………………………………………..

Địa chỉ Thường trú:……………………………………………………………………….

Điện thoại:

Nội dung khởi kiện:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định như sau: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

Do vậy, tôi làm đơn này đề nghị tòa án giải quyết các vấn đề sau: 

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Kính mong quý tòa xem xét, giải quyết cho tôi theo quy định của pháp luật.

Trân Trọng!

Người khởi kiện 

(ký và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn viết đơn khởi kiện về bồi thường danh dự nhân phẩm

Phần kính gửi của đơn khởi kiện xúc phạm danh dự nhân phẩm thì người làm đơn sẽ ghi cụ thể tên Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền( Tòa án nhân dân).

Phần nội dung của đơn khởi kiện xúc phạm danh dự nhân phẩm thì người làm đơn cần cung cấp những thông tin cơ bản về cá nhân, hoặc nhóm cá nhân, tổ chức. Trình bày sự kiện liên quan tới tranh chấp phát sinh từ hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm bị cho là hành vi vi phạm pháp luật, cách giải quyết tranh chấp của các bên trước đó và những cam kết của cá nhân hoặc nhóm cá nhân, tổ chức về những thông tin được công cấp.

Cuối đơn khởi kiện xúc phạm danh dự nhân phẩm thì người làm đơn sẽ ký, ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về bồi thường danh dự. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về bồi thường danh dự và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin