Bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư

Khi Công ty có vốn đầu tư nước ngoài muốn thay đổi, bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư, các nhà đầu tư cần tìm hiểu về pháp luật tại thời điểm thay đổi do sự thay đổi của pháp luật và cập nhật những hướng dẫn mới là liên tục và thường xuyên từ cơ quan ban hành pháp luật Việt Nam. Vậy để hiểu hơn, bài viết của Công ty Luật Rong Ba dưới đây sẽ trình bày cụ thể những vấn đề về bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư.

Giấy chứng nhận đầu tư 

Giấy chứng nhận đầu tư được định nghĩa đơn giản là mẫu văn bản, bản điện tử ghi nhận lại những thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Trong Bộ Luật Đầu tư cũng có định nghĩa cơ bản về mẫu văn bản này. Nhưng theo quy định đã được cập nhật mới, giấy chứng nhận đầu tư sẽ được thay bằng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Theo đó mà khi các nhà đầu tư cần đầu tư trên một lĩnh vực nào đó thì cần phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành và hòan tất các thủ tục về đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật.

Những trường hợp cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Các Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế theo quy định

Về hình thức đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chỉ được đầu tư dưới các hình thức như sau:

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế

Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác

Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Hồ sơ bổ sung ngành nghề trong Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:

Văn bản điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Bổ sung thêm mục tiêu dự án đầu tư;

Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư tính đến thời điểm quyết định điều chỉnh;

Quyết định về việc bổ sung thêm mục tiêu dự án đầu tư, do các nhà đầu tư ký;

bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư
bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư

Báo cáo tài chính kiểm toán của doanh nghiệp tại Việt Nam;

Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư trong trường hợp mục tiêu bổ sung yêu cầu chứng minh khả năng tài chính của nhà đầu tư.

Tại sao phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư ?

Theo quy định tại Luật đầu tư 2020 thì nội dung thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm những thông tin như sau: Tên dự án đầu tư; Nhà đầu tư; Mã số dự án đầu tư; Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng; Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư; Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động); Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư; Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn và  tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn; Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có); Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).

Trong các mục thông tin có trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì có mục về mục tiêu dự án đầu tư và trong mục tiêu của dự án đầu tư có thông tin về lĩnh vực hoạt động hay chính là ngành nghề hoạt động của dự án đầu tư. Nghĩa là nếu có việc bổ sung về ngành nghề trên giấy chứng nhận đầu tư thì bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư để đảm bảo giấy chứng nhận đầu tư ghi nhận đúng thông tin mà dự án đầu tư đang hoạt động.

Xử phạt khi không thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư 

Theo quy định của Luật đầu tư, dự án đầu tư chỉ được hoạt động trong quy mô dự án đã đăng ký. Nhà đầu tư có thể bị xử phạt 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng nếu không điều chỉnh dự án đầu tư hoặc 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng nếu thực hiện hoạt động đầu tư không đúng theo nội dung trong hồ sơ đăng ký đầu tư  quy định tại Điều 13 Nghị định 50/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư. Như vậy để tránh bị xử phạt vi phạm thì khi có sự thay đổi ngành nghề trên giấy chứng nhận đăng đầu tư thì phải thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Việc không thực hiện bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư ngoài việc xử lý vi phạm hành chính như trên có có rất nhiều hậu quả xấu có thể xảy ra là công ty đã hoạt động nhưng chưa làm thủ tục bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư sẽ dẫn đến những việc khác như đơn hàng đã nhận và hợp đồng đã ký không hợp pháp vì chưa được ghi nhận trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Thậm chí nếu chưa được bổ sung ngành nghề mà sản xuất dẫn đến việc gây ra các hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều kiện khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư

Thứ nhất, Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Các ngành nghề cấm đầu tư này đã được quy định rõ trong quy định của Luật Đầu tư nên trước khi thực hiện việc bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư Doanh nghiệp cũng cần phải căn cứ để xác định xem ngành nghề mà mình kinh doanh có phải là ngành nghề bị cấm đầu tư không.

Thứ hai, Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm: Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường; Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.

Thứ ba, Ngành nghề kinh doanh phải căn cứ vào quy hoạch khu vực xem có phù hợp với quy hoạch và chính sách của địa phương không. Nghĩa là trước khi chọn ngành nghề kinh doanh phải xem ngành nghề đó có được phép hoạt động trên diện tích đất dự kiến hoạt động sản xuất, kinh doanh ở đó không.

Thứ tư, Ngành nghề kinh doanh xem có phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể là: Quốc hội; Thủ tướng chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu thuộc đối tượng phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư thì phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư.

Thứ năm, Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng có giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp vì khi thực hiện bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư cơ quan nhà nước sẽ tiến hành thu hồi lại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp trước đây để cấp ra một giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới có bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh được bổ sung.

Thứ sáu, Có hồ sơ hợp lệ để nộp lên cơ quan nhà nước theo từng bước quy định. 

Quy trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư

Bước 1: Thực hiện thủ tục điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư

Chỉ thực hiện bước này trong trường hợp dự án đầu tư thuộc trường hợp phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư. Bước này chỉ áp dụng đối với những dự án đã xin chấp thuận thuận chủ trương đầu tư tại các cơ quan theo quy định hoặc trường hợp trước đây không thuộc đối tượng phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư mới chỉ xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng nay mở rộng ngành nghề kinh doanh trong mục tiêu dự án đầu tư trên giấy chứng nhận đầu tư dẫn đến việc phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư. Việc xin chấp thuận chủ trương đầu tư căn cứ vào từng lĩnh vực, quy mô dự án mà sẽ xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc Hội; Thủ tướng chính Phủ; Ủy ban nhân dân. Về hồ sơ để xin chấp thuận chủ trương đầu tư thì được quy định trong Luật Đầu tư và văn bản hướng dẫn. Sau khi thực hiện xong bước này thì doanh nghiệp chuyển qua bước hai để thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề trên giấy chứng nhận đầu tư.

Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư

Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30 ha, thay đổi địa điểm đầu tư

Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư

Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu

Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư

Thay đổi công nghệ đã được thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư

Thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có).

Như vậy nếu doanh nghiệp đã được chấp thuận đầu tư mà có thay đổi mục tiêu đã được chấp thuận chủ trương đầu tư thì khi có bổ sung ngành nghề kinh doanh trong mục tiêu dự án đầu tư thì  phải thực hiện thủ tục điều chỉnh chấp thuận góp vốn đầu tư trước khi thực hiện bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư.

Bước 2: Thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư

Hồ sơ thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư

Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư;

Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư;

Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; 

Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp;

Báo cáo tài chính của 2 năm gần nhất có kiểm toán; 

Chủ trương đầu tư hoặc văn bản điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư  nếu thuộc đối tượng phải xon chấp thuận chủ trương đầu tư;

Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và giấy tờ tùy thân của người đi nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước

Thẩm quyền thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư

Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau:

Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;

Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng trong khu kinh tế;

Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Hồ sơ được nộp tại Cơ quan đăng ký đầu tư nơi đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư và trong thời hạn 10 ngày làm việc, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

Bước 3: Thông báo bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Thực hiện thủ tục bổ sung trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Theo nguyên tắc thông tin giữa giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải có sự thống nhất với nhau về mặt nội dung nên các thông tin nào có trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà có liên quan tới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì khi thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì sẽ đồng thời phải thực hiện thủ tục giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thay đổi nội dung liên quan trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Đăng Thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Trường hợp việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư làm thay đổi thông tin liên quan ở Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì nhà đầu tư phải làm thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020. 

Thành phần hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Biên bản họp về việc thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của công ty

Quyết định về việc thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của công ty;

Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư.

Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước kèm theo Giấy tờ tùy thân: CMND/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu của người nộp hồ sơ.

Thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thực hiện ở đâu 

Sau khi có hồ sơ như đã nêu ở trên , Doanh nghiệp nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Sau khi nhận được hồ sơ, Sở Kế hoạch- Đầu tư thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trong thời gian 03-05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch- Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Lưu ý: Sau khi được cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thì công ty phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin