Bộ luật dân sự 2015 về quyền thừa kế

Quyền thừa kế được hiểu là quyền để lại di sản (tài sản thừa kế) của mình cho người khác thông qua hình thức lập di chúc hoặc chia tài sản thừa kế theo pháp luật. Bài viết sẽ tập trung phân tích và làm rõ chế định pháp lý quan trọng liên quan đến thừa kế, bộ luật dân sự 2015 về quyền thừa kế mới nhất. Hãy cùng Luật Rong Ba theo dõi nhé!

Quy định của bộ luật dân sự 2015 về quyền thừa kế

Khái niệm quyền thừa kế ?

Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế, là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống.

Thừa kế là một chế đinh pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.

Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản. Quyền chủ quan này phải phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng.

Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong quan hệ này, người có tài sản, trước khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác.

Những người có quyền nhận di sản cố thể nhận hoặc không nhận di sản (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).

Đối tượng của thừa kế là các tài sản, quyền tài sản thuộc quyền của người đã chết để lại (trong một số trường hợp người để lại tài sản có thể chỉ để lại hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản). Tuy nhiên, một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân người đã chết không thể chuyển cho những người thừa kế (tiền cấp dưỡng…) vì pháp luật quy định chỉ người đó mới có quyền được hưởng.

Mối quan hệ giữa quyền thừa kế và quyền sở hữu

Khi xã hội phân chia thành giai cấp, xuất hiện nhà nước, việc chiếm giữ những của cải vật chất trong xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị xã hội.

Vì vậy, quyền sở hữu hiểu theo nghĩa khách quan là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước quy định nhằm điểu chỉnh những quan hệ về sở hữu đối với các lợi ích vật chất trong xã hội.

Những quy phạm pháp luật đó xác nhận, quy định và bảo vệ quyền sở hữu của các sở hữu chủ trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Quyền thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành quy định các điều kiện, trinh tự dịch chuyển những tài sản của người đã chết cho những người còn sống.

Quyền sở hữu và quyền thừa kế đều là những phạm trù pháp lí, song song tồn tại trong cùng một hình thái kinh tế-xã hội nhất định. Giữa chúng có mối liên quan mật thiết và chặt chẽ, từ chỗ pháp luật quy định cho công dân có quyền sở hữu tài sản và cũng dựa vào đó pháp luật quy định cho họ các quyền năng trong quan hệ thừa kế.

Trong xã hội phong kiến hoặc trong xã hội tư bản – những xã hội dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thì thừa kể là thừa hưởng tư liệu sản xuất của người đã chết để duy trì sự bóc lột sức lao động người khác và củng cố địa vị xã hội của những người thừa kế.

Trong chế độ XHCN, một chế độ dựa trên nền tảng công hữu hoá tư liệu sản xuất chủ yếu như đất đai, rừng núi, sông, hồ… nhà nước là người đại diện cho nhân dân nắm giữ tư liệu sản xuất để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước và bảo vệ an ninh quốc phòng. Quyền thừa kế là thừa hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp mà nhà nước cho phép chuyển dịch. Đối tượng của thừa kế là những tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng như: nhà máy, cổ phần và các máy móc phục vụ cho sản xuất công, nông nghiệp…

Công dân có quyền để lại thừa kế những tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác, Nhà nước không hạn chế quyền để lại thừa kế và quyền nhận thừa kế của công dân (trừ trường hợp vi phạm Điều 621 bộ luật dân sự năm 2015).

Mặt khác, Nhà nước khuyến khích công dân bằng sức lao động của mình tạo ra nhiều của cải cho xã hội, làm giàu cho gia đình, làm cho đất nước văn minh và phồn vinh.

Chủ thể của quyền thừa kế

Về chủ thể của quyền thừa kế trong trường hợp này bao gồm: Quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản.

Về quyền thừa kế của người để lại di sản:

Theo Bộ luật dân sự 2015 thì mọi cá nhân đều có quyền định đoạt tài sản của mình thể hiện dưới dạng di chúc trước khi qua đời.

Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế, không phân biệt nam, nữ, tuổi tác, thành phần, tôn giáo, địa vị chính trị xã hội…đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

– Trường hợp có di chúc của người chết để lại thì việc phân chia di sản phải tuân theo ý nguyện của người lập di chúc đã ghi rõ trong di chúc.

– Trường hợp người chết không có di chúc để lại thì việc phân chia di sản sẽ tuân theo quy định của pháp luật về thừa kế tại Bộ luật dân sự 2015.

Quyền thừa kế của người nhận di sản:

Mọi cá nhân đều có quyền nhận di sản trong trường hợp thuộc diện nhận di sản theo pháp luật hoặc theo di chúc.

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

– Trường hợp người nhận di sản theo di chúc thì căn cứ vào quyền thừa kế của họ, họ sẽ được hưởng phần di sản mà người đã chết để lại theo đúng những điều khoản trong di chúc. Người được thừa kế theo di chúc có thể là bất kỳ ai theo ý chí của người lập di chúc.

Lưu ý: Người được thừa kế theo di chúc không được là người làm chứng cho di chúc hoặc công chứng, chứng thực di chúc.

– Trường hợp người nhận di sản theo quy định của pháp luật thì căn cứ vào hàng thừa kế để xác định phần di sản mà họ sẽ nhận được. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

bộ luật dân sự 2015 về quyền thừa kế
bộ luật dân sự 2015 về quyền thừa kế

Dịch vụ tư vấn bộ luật dân sự 2015 về quyền thừa kế của Luật Rong Ba

Tại sao cần luật sư tư vấn pháp luật thừa kế ?

Trong xã hội ngày nay, khi đời sống vật chất không ngừng được nâng cao thì vấn đề thừa kế được đặt ra như một vấn đề đương nhiên phải giải quyết khi Bố Mẹ về già. Tâm nguyện của đa phần người dân Việt Nam theo văn hóa Á Đông là để lại phần lớn tài sản cho con (người phụng dưỡng Bố Mẹ về già, hương khói khi Bố Mẹ qua đời…). 

Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng các vụ tranh chấp về tài sản thừa kế trong những năm qua không ngừng tăng cao (đặc biệt là tại các thành phố và đô thị phát triển). Việc thuê luật sư tư vấn phân chia tài sản thừa kế là một trong những vấn đề pháp lý quan trọng nhằm giảm thiểu khả năng tranh chấp phát sinh và mang lại những lợi ích pháp lý nổi bật như:

– Chi phí thuê luật sư thấp nhưng mang lại hiệu quả pháp lý cao: Luật sư không chỉ là người được đào tạo chuyên sâu về pháp luật mà còn có kinh nghiệm thực tiễn giải quyết các tranh chấp phát sinh. Do vậy, Luật sư hoàn toàn có thể trợ giúp khách hàng trong việc xây dựng di chúc hoặc bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong việc phân chia tài sản thừa kế theo luật.

– Cách thức sử dụng dịch vụ đơn giản, dễ dàng, tiện lợi: Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin việc kết nối với luật sư hết sức đơn giản có thể thông qua điện thoại, Email, tư vấn pháp luật trực tiếp tại văn phòng…;

Luật sư tư vấn pháp luật về thừa kế của Luật Rong Ba

Tư vấn thủ tục lập di chúc:

+ Tư vấn soạn thảo, làm di chúc (lập di chúc);

+ Thủ tục để làm di chúc theo đúng quy định của pháp luật về thừa kế để có bản di chúc hợp pháp, đảm bảo tính hiệu lực của di chúc. Thủ tục làm di chúc (thủ tục lập di chúc) đối với tài sản là đồng sở hữu, tài sản chung vợ chồng;

+ Tư vấn luật về quyền thừa kế không phụ thuộc di chúc, chia tài sản thừa kế không phụ thuộc di chúc; Cách thức chia thừa kế, hàng thừa kế, phân chia di sản thừa kế theo pháp luật, theo di chúc;

+ Tư vấn các vấn đề liên quan đến làm di chúc (lập di chúc) cho tài sản có tính đặc thù liên quan đến sự điều chỉnh của những lĩnh vực pháp luật liên quan khác như lĩnh vực doanh nghiệp, lĩnh vực pháp luật đất đai nhà ở và bất động sản khác.

Tư vấn về chia di sản, tài sản thừa kế: 

+ Tính hợp pháp của tài sản, di sản thừa kế;

+ Tư vấn giá trị từng phần cho mỗi đồng thừa kế tài sản;

+ Cách thức phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật, theo di chúc;

+ Thủ tục khai nhận di sản, từ chối nhận di sản, tài sản thừa kế;

+ Tư vấn xác định hàng thừa kế, phần công sức đóng góp của người trực tiếp quản lý tài sản thừa kế;

+ Tư vấn thủ tục để khai nhận, phân chia tài sản thừa kế (di sản thừa kế) để đảm bảo quyền lợi hợp pháp các bên.

+ Tư vấn các vấn đề liên quan đến chia do sản, tài sản thừa kế có tính đặc thù liên quan đến sự điều chỉnh của những lĩnh vực pháp luật liên quan khác như lĩnh vực doanh nghiệp, lĩnh vực pháp luật đất đai nhà ở và bất động sản khác.

Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp:

+ Tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền hưởng thừa kế theo quy định;

+ Tư vấn giải quyết tranh chấp về tài sản thừa kế;  

+ Tư vấn giải quyết tranh chấp về xác định hàng thừa kế để chia thừa kế. Giải quyết tranh chấp trong việc chia thừa kế theo pháp luật, chia thừa kế theo di chúc giữa các đồng thừa kế;

+ Hướng dẫn khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện giải quyết tranh chấp;

+ Tham gia gia tố tụng với tư cách là luật sư- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại các cấp tòa xét xử.

+ Tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến di chúc hoặc theo pháp luật liên quan đến di sản thừa kế là tài sản có tính đặc thù liên quan đến sự điều chỉnh của những lĩnh vực pháp luật liên quan khác như lĩnh vực doanh nghiệp, lĩnh vực pháp luật đất đai nhà ở và bất động sản khác.

Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ tư vấn của chúng tôi

Đội ngũ luật sư tận tâm

Đội ngũ Luật sư Công ty Luật Rong Ba chúng tôi có kiến thức pháp luật vững chắc, trình độ chuyên môn cao, kỹ năng hành nghề đầy kinh nghiệm, am hiểu kiến thức thực tế và cách vận dụng các chính sách pháp luật, tác phong làm việc chuyên nghiệp, bản lĩnh tự tin và nhiệt huyết với nghề, tận tâm với khách hàng.

Cùng với Luật sư điều hành, các luật sư thành viên và luật sư cộng sự đã tham gia tư vấn và giải quyết thành công các tranh chấp trên mọi lĩnh vực bao gồm: đất đai, doanh nghiệp, hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình,…

Hỗ trợ kịp thời nhanh chóng

Bằng nhiều hình thức khác nhau như: tổng đài tư vấn qua điện thoại; tư vấn qua mạng xã hội, thư điện tử, đội ngũ luật sư sẵn sàng kết nối với khách hàng mọi lúc, mọi nơi để giải đáp nhanh chóng, chính xác các thắc mắc của khách hàng.

Đội ngũ luật sư và nhiều trợ lý luật sư giúp việc tiếp cận hồ sơ và triển khai thực hiện việc giải quyết được diễn ra nhanh hơn, đem lại hiệu quả cao hơn cho khách hàng.

Nội dung công việc Luật sư thừa kế thực hiện cho khách hàng

Với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực thừa kế, Luật sư chúng tôi xin hỗ trợ quý khách hàng trong các công việc sau đây:

– Tư vấn quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật

– Tư vấn, soạn thảo, lập di chúc đúng với quy định của pháp luật

– Tư vấn thủ tục yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

– Tư vấn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế

– Tư vấn phân chia di sản thừa kế

– Tư vấn về thừa kế, tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài

– Tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp

– Tư vấn thừa kế thế vị

– Tư vấn về thừa kế trong trường hợp vợ, chồng chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác.

– Tư vấn về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ, Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

– Tư vấn Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc

– Tư vấn phân chia di sản để tặng cho, thờ cúng

– Tư vấn chỉ định người thừa kế, người bị truất quyền hưởng di sản

– Đại diện ủy quyền thực hiện khiếu nại, khởi kiện để đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về bộ luật dân sự 2015 về quyền thừa kế theo quy định mới nhất hiện nay.

Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về bộ luật dân sự 2015 về quyền thừa kế và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin