Án treo có được bầu cử không

Khi đã bị áp dụng hình phạt là tù có thời hạn thì người phạm tội sẽ bị tước một số quyền công dân nhất định. Và việc được hưởng án treo chỉ là thay thế cho việc chấp hành hình phạt tù tại cơ sở giam giữ thôi chứ người phạm tội vẫn đang bị truy cứu TNHS.

Như vậy, án treo vẫn bị hạn chế một số quyền công dân. Vậy án treo có bị hạn chế quyền bầu cử hay không? Người được hưởng án treo có được bầu cử không? Hãy cùng Rong Ba tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP TANDTC

Luật Thi hành án Hình sự năm 2019

Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015

Án treo là gì?

Án treo được giải thích tại Nghị quyết 02/2018 như sau:

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù

Theo đó, án treo không phải là một hình phạt mà là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng cho người bị kết án phạt tù không quá 03 năm.

Án treo cho phép người phạm tội miễn chấp hành hình phạt tù nhằm khuyến khích họ cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội, đồng thời cũng cảnh cáo rằng nếu phạm tội mới trong thời gian thử thách thì họ sẽ phải chấp hành hình phạt tù được hưởng án treo của bản án trước đó.

Điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo

Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

+ Có nhân thân tốt.

Được coi là có nhân thân tố;t nếu ngoài lần phạm tội này; người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách; pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú; nơi làm việc.

Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích; người bị kết án nhưng đã được xóa án tích; người đã bị xử phạt vi phạm hành chính; hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính; chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng; nếu xét thấy tính chất; mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án; và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

+ Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên; trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự; và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên; trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.

+ Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan; tổ chức có thẩm quyền giám sát; giáo dục.

Nơi cư trú rõ ràng; là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú; sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.

Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan; tổ chức có thẩm quyền.

+ Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo; và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

Những trường hợp không được hưởng án treo

+ Người phạm tội là người chủ mưu; cầm đầu; chỉ huy; ngoan cố chống đối; côn đồ; dùng thủ đoạn xảo quyệt; có tính chất chuyên nghiệp; lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi; cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

+ Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn; và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.

+ Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.

+ Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

+ Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

+ Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.’

Ấn định thời gian thử thách

Khi cho người phạm tội hưởng án treo; Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù; nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm.

Những người bị tù treo có được đi làm không?

Việc lao động; học tập của người hưởng án treo được quy định tại Điều 88 Luật Thi hành án hính sự 2019 như sau:

– Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà họ đảm nhiệm.

– Người được hưởng án treo không thuộc trường hợp trên thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú tạo điều kiện tìm việc làm.

Như vậy, để trả lời cho câu hỏi người bị tù treo có được đi làm không, thì pháp luật không chỉ cho phép người hưởng án treo đi làm mà còn tạo điều kiện tìm việc làm cho họ tại nơi cư trú.

Người bị phạt án treo có được bầu cử không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 30 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 thì:

“Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri”.

Như vậy, công dân từ đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án kết án phạt tù nhưng được hưởng án treo, nếu không bị tước quyền bầu cử (trong bản án không ghi hình phạt bị tước quyền bầu cử) vẫn có quyền bầu cử và được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi mình cư trú để tham gia bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 3 Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 thì Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.

Theo đó hình phạt bổ sung có thể ảnh hưởng tới việc bầu cử của công dân được xác định là tước một số quyền công dân. Theo Điều 44 Bộ luật hình sự 2015 thì tước một số quyền công dân được cụ thể hóa như sau:

– Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;

– Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Vậy có thể xác định được rằng cho dù người đang chấp hành án treo và áp dụng một số hình phạt bổ sung, trong đó có cả tước một số quyền công dân thì vẫn có thể tham gia bầu cử. 

Một số tiêu chí so sánh án treo khác với cải tạo không giam giữ

Điểm giống nhau giữa tù treo và cải tạo không giam giữ

Án treo và cải tạo không giam giữ là hai trong những biện pháp được áp dụng với người đã bị kết án được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015. Đây là hai biện pháp thể hiện sự khoan hồng của pháp luật đối với người phạm tội, để họ không bị cách ly khỏi xã hội, vẫn được làm việc, sinh sống như bình thường.

Theo đó, hai biện pháp này đều có điểm giống nhau bao gồm:

– Đều không để người bị kết án phải ngồi tù mà được tự do hoạt động ở ngoài xã hội. Người được áp dụng hai biện pháp này phải có nơi cư trú rõ ràng, nơi làm việc ổn định.

– Cơ quan chịu trách nhiệm giám sát, giáo dục các đối tượng được hưởng án treo và cải tạo không giam giữ là:

+ Cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc

+ Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc giám sát, giáo dục người đó.

– Thực hiện một số nghĩa vụ giống nhau như:

+ Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc;

+ Tích cực tham gia lao động, học tập

+ Phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục.

+ Phải khai báo tạm vắng nếu đi khỏi nơi cư trú 01 ngày

+ Nộp bản tự nhận xét 03 tháng một lần cho người trực tiếp giám sát, giáo dục

Một số điểm cho thấy án treo khác với cải tạo không giam giữ

Dưới đây là một số tiêu chí để thấy rằng án treo khác với cải tạo không giam giữ như thế nào:

Tiêu chí

Án treo

Cải tạo không giam giữ

Cơ sở pháp lý

Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Điều 36 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Khái niệm

Là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.

Là hình phạt chính.

Điều kiện

  • Về mức phạt tù: bị phạt tù không quá 03 năm, không kể tội đã phạm là tội gì.
  • Về nhân thân người phạm tội: người phạm tội phải là người có nhân thân tốt.
  • Về các tình tiết giảm nhẹ:người phạm tội phải có các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015.
  • Thuộc trường hợp không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù.
  • Về mức phạt tù: từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Điều kiện về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội: người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng.
  • Điều kiện để đảm bảo hiệu quả của việc áp dụng hình phạt: có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng và xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Trường hợp không được áp dụng

 

Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP:

  • Người phạm tội thuộc đối tượng cần phải nghiêm trị bao gồm: người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng; phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
  • Bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội;
  • Trong hồ sơ thể hiện là ngoài lần phạm tội và bị đưa ra xét xử, họ còn có hành vi phạm tội khác đã bị xét xử trong một vụ án khác hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố trong một vụ án khác;
  • Bị cáo tại ngoại bỏ trốn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án đã đề nghị cơ quan điều tra truy nã.

Không có quy định

Thời hạn hình phạt

Khoản 4, Khoản 5 Điều 65 Bộ luật hình sự 2015:

“4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.”

Khoản 1 Điều 36 Bộ luật hình sự 2015:

“Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.”

Thời gian thử thách

Từ 01 năm đến 05 năm

Không quy định

Chủ thể quản lý, giám sát

Cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục.

Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

Cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục.

Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.

Hình phạt bổ sung

Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.

 Khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về án treo có được bầu cử không. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về án treo có được bầu cử không và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin