Án phí chia tài sản thừa kế

Vấn đề thừa kế di sản của người thân để lại hiện nay đang là vấn đề được nhiều quan tâm. Khi các bên không chấp nhận phần thừa kế, hoặc các thành viên trong gia đình yêu cầu chia di sản thừa kế sẽ dẫn đến việc khởi kiện ra Tòa để chia thừa kế.

Khi ra Tòa các bên sẽ phải nộp án phí cho Tòa án. Vậy an phí chia tài sản thừa kế là gì, mức án phí là bao nhiêu mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Án phí là gì?

Án phí là khoản chi phí về xét xử một vụ án mà đương sự phải nộp trong mỗi vụ án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. 

Mà tranh chấp chia thừa kế là tranh chấp dân sự. Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH2014 như sau:

Điều 24. Các loại án phí trong vụ án dân sự

Các loại án phí trong vụ án dân sự bao gồm:

a) Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch;

b) Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch;

c) Án phí dân sự phúc thẩm.

Như vậy, án phí trong vụ án dân sự có án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm. Trong đó, án phí dân sự sơ thẩm gốm án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch; Và án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch.

Căn cứ Điều 9 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH2014; quy định nghĩa vụ nộp tiền án phí; theo đó quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nộp tiền án phí. Trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn nộp tiền tạm án phí theo quy định của Nghị quyết này.

Nghĩa vụ chịu án phí trong vụ án chia di sản thừa kế sơ thẩm

Chia di sản thừa của người chết trong trường hợp không có nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba

Căn cứ điểm a khoản 7 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH2014; quy định vụ án về chia di sản thừa kế thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình; hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau.

Và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia di sản thừa kế đó; thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng trong khối di sản thừa kế.

Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu; thì người yêu cầu chia di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.

Trường hợp Tòa án xác định di sản thừa kế mà đương sự yêu cầu chia không phải là tài sản của người chết; thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch.

Chia di sản thừa của người chết trong trường hợp có nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba

Căn cứ điểm b khoản 7 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH2014; quy định trường hợp đương sự đề nghị chia di sản thừa kế; mà cần xem xét việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba từ di sản thừa kế đó thì:

Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần tài sản họ được chia; sau khi trừ đi giá trị tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba.

Các đương sự phải chịu một phần án phí ngang nhau đối với phần tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba theo quyết định của Tòa án.

Người thứ ba là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập; hoặc có yêu cầu nhưng yêu cầu đó được Tòa án chấp nhận; thì không phải chịu án phí đối với phần tài sản được nhận.

Người thứ ba có yêu cầu độc lập nhưng yêu cầu đó không được Tòa án chấp nhận; phải chịu án phí dân sự có giá ngạch đối với phần yêu cầu không được chấp nhận.

Mức an phí chia tài sản thừa kế dựa theo Nghị quyết 326/2016/NQ – UBTVQH14:

II

Án phí

1

Án phí thừa kế sơ thẩm

 

1.1

Đối với tranh chấp về thừa kế không có giá ngạch

300.000 đồng

1.2

Đối với tranh chấp về thừa kế có giá ngạch

 

a

Từ 6.000.000 đồng trở xuống

300.000 đồng

b

Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

đ

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

e

Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

2

Án phí thừa kế phúc thẩm

300.000 đồng

Quy định về đóng an phí chia tài sản thừa kế quy định như thế nào?

Căn cứ vào khoản 7 Điều 27 Nghị quyết 326 quy định.

Đối với vụ án liên quan đến chia tài sản chung, di sản thừa kế thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

a) Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế.

Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia tài sản chung, di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.

Trường hợp Tòa án xác định tài sản chung, di sản thừa kế mà đương sự yêu cầu chia không phải là tài sản của họ thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch;

b) Trường hợp đương sự đề nghị chia tài sản chung, chia di sản thừa kế mà cần xem xét việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba từ tài sản chung, di sản thừa kế đó thì:

Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần tài sản họ được chia sau khi trừ đi giá trị tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba; các đương sự phải chịu một phần án phí ngang nhau đối với phần tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba theo quyết định của Tòa án.

Người thứ ba là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập hoặc có yêu cầu nhưng yêu cầu đó được Tòa án chấp nhận thì không phải chịu án phí đối với phần tài sản được nhận.

Người thứ ba có yêu cầu độc lập nhưng yêu cầu đó không được Tòa án chấp nhận phải chịu án phí dân sự có giá ngạch đối với phần yêu cầu không được chấp nhận

Trường hợp rút đơn khởi kiện thì án phí tính như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 218 Luật tố tụng dân sự thì Tòa sẽ trả tạm ứng án phí cho nguyên đơn nếu nguyên đơn rút toàn bộ đơn khởi kiện trước khi tòa tuyên án sơ thẩm.

Trường hợp rút đơn khởi kiện trước tòa phúc thẩm hoặc đang xét xử phúc thẩm thì các đương sư vẫn chịu án phí sơ thẩm và 50% án phí phúc thẩm (khoản 1 Điều 299 Luật tố tụng dân sự)

Nếu bên thua kiện không tự nguyện đóng án phí thì sẽ bị cưỡng chế ra sao?

Nếu không tự nguyện đóng án phí thì thi hành án sẽ tiến hành cưỡng chế tài sản (phong tỏa tiền trong ngân hàng, bán đấu giá tài sản) để thu tiền án phí. Trường hợp chống đối có thể sẽ bị truy tố tội Không chấp hành bản án (Điều 380 Luật hình sự)

Điều 380. Tội không chấp hành án

Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;

b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

c) Tẩu tán tài sản.

Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Câu hỏi thường gặp

Di sản thừa kế là gì?

Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống .

Căn cứ Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Quy định chia di sản thừa kế theo di chúc?

Chia di sản theo di chúc được quy định tại Điều 659 Bộ luật dân sự 2015.

Theo đó, việc phân chia di sản theo di chúc được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc; trừ trường hợp có thoả thuận khác của những người thừa kế hoặc pháp luật có quy định khác.

Thừa kế thế vị là gì?

Căn cứ Điều 652 Bộ luật dân sự 2015; quy định thừa kế thế vị xảy ra trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản; thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.

Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Tạm ứng án phí.

Vì việc chia tài sản là một việc dân sự nên việc tạm ứng án phí cũng sẽ được giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.

 Quy định Bộ luật Tố tụng dân sự.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí như sau:

Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về an phí chia tài sản thừa kế. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về an phí chia tài sản thừa kế và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin